ahnsahnghong.com is provided in English. Would you like to change to English?

Kinh Thánh là quyển sách như thế nào?
Cấu tạo, ngôn ngữ gốc, và tên gọi của Kinh Thánh

11762 읽음

Kinh Thánh được biết đến là quyển sách bán chạy nhất trong lịch sử nhân loại. Dù là quyển sách kinh điển của giáo Giuđa và Cơ Đốc giáo, nhưng không chỉ những người theo tôn giáo mà kể cả những người bình thường cũng đọc Kinh Thánh với mục đích đa dạng. Một số người nghĩ rằng Kinh Thánh là sách lịch sử chứa đựng cuộc đời của Đấng Christ cùng với lịch sử của Ysơraên, hoặc là sách đạo lý chứa đựng giáo huấn đạo đức, nhưng sở dĩ Kinh Thánh được chú ý hơn hết vì ấy là quyển sách tiên tri mà rất nhiều lời tiên tri đi trước thời đại đã được ghi chép, tức là “lời của Đức Chúa Trời”.

Kinh Thánh làm chứng về Đấng Christ sẽ cứu rỗi nhân loại, soi rọi quá khứ và hiện tại của nhân loại, cũng vừa tiên tri về tương lai. Hơn nữa, Kinh Thánh còn rao truyền sự dạy dỗ của Đấng Christ và các đấng tiên tri liên quan đến thế giới linh hồn cùng với sự cứu rỗi về Nước Thiên Đàng. Trước hết, hãy cùng dò xem sơ lược về cấu tạo, ngôn ngữ gốc và tên gọi của Kinh Thánh để biết được Kinh Thánh là quyển sách như thế nào.

Kinh Thánh được cấu tạo bởi 66 quyển sách Tân Cựu Ước

Kinh Thánh được cấu tạo bởi tổng cộng 66 quyển sách, được phân chia thành Kinh Thánh Cựu Ước là sách ghi chép trước thời kỳ Đức Chúa Jêsus (TCN, BC, Before Christ) và Kinh Thánh Tân Ước được ghi chép sau thời kỳ Đức Chúa Jêsus (SCN, AD, Anno Domini). Kinh Thánh Cựu Ước có 39 quyển, Kinh Thánh Tân Ước có 27 quyển. Kinh Thánh mà chúng ta đang sử dụng ngày nay không phải được sắp xếp theo thứ tự niên đại, mà được sắp đặt tùy theo từng nhóm sách có tính chất giống nhau và được bố trí như sau:

1. Kinh Thánh Cựu Ước: 39 quyển

Sách luật pháp(Ngũ Kinh Môise) – 5 quyển
Sáng Thế Ký, Xuất Êdíptô Ký, Lêvi Ký, Dân Số Ký, Phục Truyền Luật Lệ Ký
Sách lịch sử – 12 quyển
Giôsuê, Các Quan Xét, Rutơ, I Samuên, II Samuên, I Các Vua, II Các Vua, I Sử Ký, II Sử Ký, Êxơra, Nêhêmi, Êxơtê
Sách thơ ca – 5 quyển
Gióp, Thi Thiên, Châm Ngôn, Truyền Đạo, Nhã Ca

Sách tiên tri – 17 quyển

Êsai, Giêrêmi, Ca Thương, Êxêchiên, Đaniên, Ôsê, Giôên, Amốt, Ápđia, Giôna, Michê, Nahum, Habacúc, Sôphôni, Aghê, Xachari, Malachi

2. Kinh Thánh Tân Ước: 27 quyển

Sách Tin Lành(Công việc của Đức Chúa Jêsus) – 4 quyển

Mathiơ, Mác, Luca, Giăng
Sách lịch sử – 1 quyển
Công Vụ Các Sứ Đồ
Thư tín của Phaolô(Thể hiện đối tượng nhận ở tên sách) – 14 quyển
Rôma, I Côrinhtô, II Côrinhtô, Galati, Êphêsô, Philíp, Côlôse, I Têsalônica, II Têsalônica, I Timôthê, II Timôthê, Tít, Philêmôn, Hêbơrơ
Thư tín thông thường(Thể hiện người gửi ở tên sách) – 7 quyển
Giacơ, I Phierơ, II Phierơ, I Giăng, II Giăng, III Giăng, Giuđe
Sách tiên tri – 1 quyển
Khải Huyền

3. Phân loại chương và câu của Kinh Thánh

Chương và câu của Kinh Thánh không phải đã có từ ban đầu. Vào đương thời Kinh Thánh được ghi chép, không có sự phân biệt chương và câu bằng con số như ngày nay. Điển hình như các bản chép tay của Kinh Thánh Cựu Ước cũ thì được chia thành từng “đoạn văn”. Kinh Thánh được phân chia thành các chương như hình thức hiện tại là bắt đầu từ khoảng thế kỷ thứ 13 SCN. Còn sự phân chia thành câu được bắt đầu muộn hơn một chút, đó là khi Robert Stephanus (còn gọi là Robert Estienne), một nhà kinh doanh ngành nghề in ấn người Pháp xuất bản Kinh Thánh Tân Ước bằng tiếng Hy Lạp tại Genève, Thụy Sĩ vào giữa thế kỷ thứ 16. Kinh Thánh mà chúng ta sử dụng ngày nay là theo sự phân chia chương và câu của Kinh Thánh Genève được xuất bản bằng tiếng Anh vào năm 1560.

Ngôn ngữ gốc và tên gọi của Kinh Thánh

1. Ban đầu Kinh Thánh được ghi chép bằng ngôn ngữ nào?

Hầu hết Kinh Thánh Cựu Ước được ghi chép bằng tiếng Hêbơrơ, song một số ít quyển sách được hình thành vào thế hệ sau thì chép bằng tiếng Aram, là ngôn ngữ được sử dụng tại Babylôn và Pherơsơ (Ba Tư) (Êxơra 4:8-6:18, 7:12-26, Giêrêmi 10:11, Đaniên 2:4-7:28). Ấy là vì sau khi làm phu tù cho Babylôn, những người Giuđa đã dần sử dụng tiếng Aram nhiều hơn.

Kinh Thánh Tân Ước ngay từ đầu đã được ghi chép rằng tiếng Gờréc. Tiếng Gờréc được truyền bá đến nhiều quốc gia khắp vùng Địa Trung Hải vào thời kỳ đế quốc Gờréc, và được sử dụng rộng rãi như là ngôn ngữ thông dụng của đế quốc La Mã trong thời điểm Kinh Thánh Tân Ước được ghi chép. Lý do các sứ đồ ghi chép Kinh Thánh Tân Ước bằng tiếng Gờréc là để truyền bá Tin Lành trên khắp đế quốc La Mã. Vì mong muốn rằng không chỉ người Giuđa, mà kể cả người dân ngoại cũng có thể đọc và cùng nhau được cứu rỗi.

※ Tiếng Aram và tiếng Hêbơrơ là ngôn ngữ có mối quan hệ gần gũi, dù có sự biến hóa từ ngữ, nhưng hình dáng của nét chữ giống nhau (sử dụng bảng chữ cái giống nhau).

2. Kinh Thánh được gọi bằng tên nào?

“Kinh Thánh (Scripture trong Kinh Thánh tiếng Anh NIV)” xuất hiện trong Kinh Thánh Tân Ước bằng tiếng Gờréc là “Graphe” (Luca 24:27, Giăng 5:39, II Timôthê 3:16), có nghĩa là “điều đã được ghi chép”. “Graphe” chỉ ra Kinh Thánh Cựu Ước mà những người Giuđa đã dò xem vào đương thời ấy. Kinh Thánh Cựu Ước được biểu hiện trong Kinh Thánh Tân Ước như là “lời của Môise và mọi đấng tiên tri (Luca 24:27); luật pháp Môise, các sách tiên tri, cùng các thi thiên (Luca 24:44); luật pháp Môise và lời của các đấng tiên tri (Công Vụ Các Sứ Đồ 28:23)” v.v…

Thế thì, “Bible” trong tiếng Anh có nghĩa là Kinh Thánh được bắt nguồn từ đâu? Từ này bắt nguồn từ tiếng Gờréc có nghĩa là “Quyển sách”. “Biblos” trong tiếng Gờréc vốn có nghĩa là lớp vỏ bên trong của cây Papyrus, cũng được sử dụng làm thuật ngữ để nói về quyển sách. “Biblion” có cùng một ý nghĩa là quyển sách, bắt nguồn từ chữ “Biblos”. Và bởi đó hình thành nên “Biblia” trong tiếng La Tinh, bắt nguồn từ “Biblia (những quyển sách)”, là hình thức số nhiều của “Biblion (quyển sách)”. “Bible” trong tiếng Anh là bắt nguồn từ chữ “Biblion” trong tiếng Latinh.

※ Từ ngữ “Biblos (Mác 12:26, Luca 3:4)” hoặc “Biblion (Galati 3:10, Khải Huyền 5:1)” tiếng La Tinh cũng được sử dụng trong Kinh Thánh Tân Ước, chủ yếu được dịch là “sách” trong Kinh Thánh tiếng Hàn, còn trong Kinh Thánh tiếng Anh NIV thì được dịch là book hoặc scroll v.v…

Bài viết liên quan
Trở lại

Site Map

사이트맵 전체보기