Đức Chúa Trời Êlôhim
| Đức Chúa Trời Cha và Đức Chúa Trời Mẹ

4668 읽음

Hầu hết các Cơ Đốc nhân chỉ biết đến Đức Giêhôva hoặc Đức Chúa Jêsus, tức là Đức Chúa Trời Cha – Đấng mang hình nam. Thế nhưng, từ “Êlôhim” – là biểu hiện để chỉ về Đức Chúa Trời số nhiều, đã xuất hiện ngay từ chương 1 trong sách Sáng Thế Ký, phần đầu tiên của Kinh Thánh. Nghĩa là Đức Chúa Trời không chỉ có một Đấng là Đức Chúa Trời Cha, mà là hai Đấng trở lên.

Việc nhận biết Đức Chúa Trời một cách đúng đắn và chính xác là vấn đề hết sức quan trọng. Vì sự nhìn biết Đức Chúa Trời là sự khôn ngoan, là sự thông sáng lớn nhất, và sự cứu rỗi cũng tùy thuộc vào sự nhìn biết Đức Chúa Trời (Châm Ngôn 9:10, Giăng 17:3). Vì vậy, Kinh Thánh phán rằng nếu là người có đức tin thì phải “gắng sức” nhìn biết Đức Chúa Trời (Ôsê 6:3). Hãy tìm hiểu về “Đức Chúa Trời Êlôhim” mà Kinh Thánh làm chứng – Đấng mà chúng ta nhất định phải nhìn biết để được cứu rỗi.

Đức Chúa Trời Êlôhim – Đức Chúa Trời Cha và Đức Chúa Trời Mẹ

Kinh Thánh Cựu Ước được các đấng tiên tri ghi chép bởi sự cảm động của Thánh Linh, đã biểu hiện Đức Chúa Trời bằng danh từ dưới hình thức số nhiều chứ không phải số ít. Trong Kinh Thánh bản gốc tiếng Hêbơrơ, từ “Đức Chúa Trời” hầu hết được chép là “Êlôhim”, tức là hình thức số nhiều của “Êl” hoặc “Êlôah” nghĩa là “Đức Chúa Trời”, “thần”. Nói một cách dễ hiểu thì đó là từ có ý nghĩa là “Các Đức Chúa Trời”. Từ “Êlôhim” xuất hiện khoảng 2500 lần dàn trải trong cả Kinh Thánh Cựu Ước. Nếu so sánh với thường thức thế gian cho rằng Đức Chúa Trời chỉ là Cha thôi, thì quả là một sai lầm lớn.

Kinh Thánh là sách làm chứng về Đức Chúa Trời là Đấng Cứu Chúa (Giăng 5:39). Trong Kinh Thánh được ghi chép với mục đích như thế, việc biểu hiện Đức Chúa Trời bằng hình thức số nhiều có ý nghĩa chắc chắn rằng Đức Chúa Trời không phải là một Đấng mà là hai Đấng trở lên.

“Đức Chúa Trời (Êlôhim) phán rằng: Chúng ta hãy làm nên loài người như hình ta và theo tượng ta…” Sáng Thế Ký 1:26

Sách Sáng Thế Ký ghi chép rằng Đức Chúa Trời – Đấng sáng tạo trời đất từ buổi sáng thế được biểu hiện là “Êlôhim”, và Đức Chúa Trời ấy đã phán rằng “Chúng ta hãy làm nên loài người”. Nếu nghĩ rằng chỉ có một Đức Chúa Trời Cha thôi, thì khó mà hiểu được một cách dễ dàng. Vì lẽ ra Ngài phải phán rằng “Ta hãy làm nên loài người như hình ta và theo tượng ta.” Do đó, “đoạn này đã trở nên câu đố đối với những người giải thích Kinh Thánh bấy lâu nay” (sách Sự mầu nhiệm trong Kinh Thánh, Reader’s Digest, trang 21).

Nếu bỏ đi quan niệm cố hữu rằng chỉ có Đức Chúa Trời Cha thôi, và dò xem y nguyên những ghi chép trong Kinh Thánh thì có thể phát hiện ra lời đáp của câu đố này.

“Ðức Chúa Trời dựng nên loài người như hình Ngài; Ngài dựng nên loài người giống như hình Ðức Chúa Trời; Ngài dựng nên người nam cùng người nữ.” Sáng Thế Ký 1:27

Đức Chúa Trời – Đấng tự xưng là “Chúng Ta” đã sáng tạo loài người theo hình Ngài, rồi người nam và người nữ đã được làm ra. Điều này nghĩa là Đức Chúa Trời có tồn tại hình nam và hình nữ. Bấy lâu nay loài người đã gọi Đức Chúa Trời mang hình nam là “Cha”. Thế thì, phải gọi Đức Chúa Trời mang hình nữ là ai? Đương nhiên là “Mẹ”. Đức Chúa Trời Êlôhim sáng tạo muôn vật là hai Đấng, tức là Đức Chúa Trời Cha và Đức Chúa Trời Mẹ.

Đức Chúa Trời Êlôhim cùng làm công việc từ buổi sáng thế

Nhiều nơi trong Kinh Thánh có ghi chép cảnh Đức Chúa Trời tiến hành công việc với danh nghĩa là “Chúng Ta”. Đức Chúa Trời Cha và Đức Chúa Trời Mẹ, tức là Đức Chúa Trời Êlôhim cùng tiến hành công cuộc cứu chuộc từ buổi sáng thế.

“Đức Giêhôva phán rằng: Nầy, chỉ có một thứ dân, cùng đồng một thứ tiếng; và kia kìa công việc chúng nó đang khởi làm; bây giờ chẳng còn chi ngăn chúng nó làm các điều đã quyết định được. Thôi! chúng ta hãy xuống, làm lộn xộn tiếng nói của chúng nó, cho họ nghe không được tiếng nói của người nầy với người kia. Rồi, từ đó Đức Giêhôva làm cho loài người tản ra khắp trên mặt đất, và họ thôi công việc xây cất thành. Bởi cớ đó đặt tên thành là Babên, vì nơi đó Đức Giêhôva làm lộn xộn tiếng nói của cả thế gian, và từ đây Ngài làm cho loài người tản ra khắp trên mặt đất.” Sáng Thế Ký 11:6-9

Khi con cháu của Nôê xây dựng tháp Babên, Đức Chúa Trời phán rằng “Thôi! Chúng ta hãy xuống, làm lộn xộn tiếng nói của chúng nó.” Sau đó, ở câu 9 chép rằng Đức Giêhôva, tức là Đức Chúa Trời đã làm lộn xộn tiếng nói của cả thế gian. Theo đó, lời này nghĩa là mặc dù danh của Đức Chúa Trời Cha được ghi chép làm đại diện, nhưng Đức Chúa Trời Cha và Đức Chúa Trời Mẹ đã khiến công việc xây dựng tháp Babên bị ngừng lại.

Kể cả việc lập ra đấng tiên tri và sai đi cũng là bởi Đức Chúa Trời Cha và Đức Chúa Trời Mẹ cùng tiến hành.

“Đoạn, tôi nghe tiếng Chúa phán rằng: Ta sẽ sai ai đi? Ai sẽ đi cho chúng ta? Tôi thưa rằng: Có tôi đây; xin hãy sai tôi.” Êsai 6:8

Tại đây, “tiếng Chúa” tức là tiếng của Đức Chúa Trời. Thế mà, Đức Chúa Trời không phán rằng “Ai sẽ đi cho Ta?”, Ngài phán rằng “Ai sẽ đi cho Chúng Ta?” Đức Chúa Trời Êlôhim luôn cùng tiến hành công việc kể cả khi sáng tạo trời đất muôn vật, hay khi khiến cho việc xây dựng tháp Babên bị ngừng lại, hoặc khi sai đấng tiên tri.

Đức Chúa Trời Cha làm đại diện cho Đức Chúa Trời Êlôhim

Khi dò xem về Ađam và Êva – là người được dựng nên theo hình của Đức Chúa Trời, chúng ta có thể hiểu biết một cách chính xác về Đức Chúa Trời Êlôhim. Bởi vì có thể coi Ađam và Êva là “bản sao” của Đức Chúa Trời – là “bản gốc”. Ađam và Êva rõ ràng là hai người riêng biệt, nhưng trong Kinh Thánh lại được biểu hiện là một người để chỉ về cả hai người.

“Cho nên, như bởi một người mà tội lỗi vào trong thế gian… Nhưng từ Ađam cho đến Môise, sự chết đã cai trị cả đến những kẻ chẳng phạm tội giống như tội của Ađam… Vì nếu bởi tội lỗi của chỉ một người mà mọi kẻ khác đều phải chết…” Rôma 5:12-15

Tại đây, “tội lỗi của chỉ một người” tức là sự phạm tội của Ađam. Khi xem ghi chép trong Sáng Thế Ký, thì thực ra người phạm tội đầu tiên không phải là Ađam mà là Êva (Sáng Thế Ký 3:6). Theo đó, lẽ ra Kinh Thánh phải biểu hiện là tội lỗi của chỉ một người là “Êva”, hoặc tội lỗi của “hai người” là Ađam và Êva thì mới đúng. Song, Kinh Thánh chỉ đề cập đến tên của Ađam làm đại diện. Nghĩa là Ađam và Êva được coi như một người (Sáng Thế Ký 2:22-24).

Đức Chúa Trời Êlôhim là “bản gốc” của Ađam và Êva cũng giống như vậy. Đức Chúa Trời cũng tồn tại hai Đấng là Đức Chúa Trời Cha và Đức Chúa Trời Mẹ, thế nhưng vẫn có thể được biểu hiện là một Đức Chúa Trời bao nhiêu lần cũng được. Và giống như Kinh Thánh biểu hiện công việc mà hai người – là Ađam và Êva đã làm như thể là công việc mà một mình Ađam làm, thì cũng có thể nói rằng công việc mà Đức Chúa Trời Cha và Đức Chúa Trời Mẹ cùng tiến hành là công việc mà chỉ một mình Đức Chúa Trời Cha đã làm, bao nhiêu lần cũng được.

Lý do không nhận biết Đức Chúa Trời Êlôhim

Dù nhiều người trên thế gian nói rằng mình tin vào Đức Chúa Trời, nhưng thật khó tìm được người tin vào Đức Chúa Trời Êlôhim, tức là Đức Chúa Trời Cha và Đức Chúa Trời Mẹ. Ấy là vì họ không ở trong lẽ thật giao ước mới. Kinh Thánh tiên tri rằng duy chỉ những người giữ giao ước mới thì mới nhìn biết Đức Chúa Trời một cách trọn vẹn.

“Ðức Giêhôva phán: Nầy, những ngày đến, bấy giờ ta sẽ lập một giao ước mới với nhà Ysơraên và với nhà Giuđa… Nầy là giao ước mà ta sẽ lập với nhà Ysơraên sau những ngày đó. Ta sẽ đặt luật pháp ta trong bụng chúng nó và chép vào lòng. Ta sẽ làm Ðức Chúa Trời (Êlôhim) chúng nó, chúng nó sẽ làm dân ta.” Giêrêmi 31:31-33

Đức Chúa Trời đã cho lời tiên tri rằng Ngài là Đức Chúa Trời của những người ghi khắc vào lòng luật pháp của giao ước mới và vâng giữ, chỉ những người đó mới có thể trở thành người dân của Đức Chúa Trời Êlôhim. Ngài cũng phán rằng họ sẽ nhận biết Đức Chúa Trời một cách trọn vẹn.

“Chúng nó ai nấy sẽ chẳng dạy kẻ lân cận mình hay là anh em mình, mà rằng: Hãy nhận biết Đức Giêhôva! Vì chúng nó thảy đều sẽ biết ta, kẻ nhỏ cũng như kẻ lớn. Đức Giêhôva phán: Ta sẽ tha sự gian ác chúng nó, và chẳng nhớ tội chúng nó nữa.” Giêrêmi 31:34

Những người ghi khắc luật pháp giao ước mới vào lòng và giữ gìn thì sẽ không nói rằng “Hãy nhận biết Đức Chúa Trời!” nữa, vì từ kẻ nhỏ đến kẻ lớn đều được nhận biết Đức Chúa Trời. Nghĩa là các thánh đồ ở trong lẽ thật giao ước mới sẽ nhận biết trọn vẹn và tin vào Đức Chúa Trời Êlôhim. Đức Chúa Trời phán rằng Ngài sẽ ban phước lành sự tha tội cho họ.

Những câu tiết làm chứng về danh của Đấng Cứu Chúa thời đại Đức Cha hay thời đại Đức Con chưa bày tỏ về sự tồn tại của Đức Chúa Trời Mẹ. Sự tồn tại của Đức Chúa Trời Mẹ đã bị giấu kín trong suốt thời gian dài. Song, Đức Chúa Trời đã bày tỏ ra sự tồn tại của Đức Chúa Trời Êlôhim khi đến kỳ định. Đấng An Xang Hồng – Đấng Christ Tái Lâm đã soi chiếu rạng rỡ sự sáng lẽ thật giao ước mới, và bày tỏ rõ ràng về Đức Chúa Trời Cha và Đức Chúa Trời Mẹ, là Đấng mà các thánh đồ nhất định phải nhận biết vào thời đại này.

Bài viết liên quan
Trở lại

Site Map

사이트맵 전체보기