Giới thiệu về Đấng An Xang Hồng

Ðấng Christ An Xang Hồng là
Ðức Chúa Jêsus đến lần thứ hai trong xác thịt vì sự cứu rỗi của nhân loại, Ngài vốn là bản thể Ðức Chúa Trời Cha.

Theo lời tiên tri Kinh Thánh, Ngài đã khôi phục
Lễ Vượt Qua giao ước mới” là lẽ thật sự sống để ban sự sống đời đời cho nhân sinh đang bị trói buộc trong xiềng xích của sự chết.

Ngài đã hoàn thành cải cách tôn giáo trọn vẹn bởi việc tìm lại lẽ thật của sự cứu rỗi và tín ngưỡng ngay thẳng đã bị biến mất sau thời đại các sứ đồ, cùng đặt nền tảng Tin Lành thế giới bởi việc xây dựng lại
Hội Thánh của Đức Chúa Trời là Hội Thánh kế thừa nguyên vẹn truyền thống của Hội Thánh sơ khai

Đấng An Xang Hồng đã sống cuộc đời Tin Lành cao cả dù trong sự khổ nạn. Ngài đã làm gương về tình yêu thương, sự khiêm tốn, lòng nhân từ và sự hy sinh, cùng dạy dỗ đạo lẽ thật khắp mọi nơi.

Ngài đã làm thức tỉnh và cho biết về Đức Chúa Trời Mẹ là Nguồn Nước Sự Sống, bởi đó mở ra tương lai tươi sáng,
là con đường đến Nước Thiên Đàng vĩnh cửu - nơi có sự sống đời đời và hạnh phúc cho nhân loại.

Ðấng An Xang Hồng

Tiểu sử

Đấng An Xang Hồng (安商洪, Ahnsahnghong)
1918. 1. 13.~1985. 2. 25.
1918
Giáng sinh vào ngày 13 tháng 1 (Myungdeok-ri, Gyenam-myeon, Jangsu-gun, Jeonbuk, Đại Hàn Dân Quốc)
1948
Báptêm ngày 16 tháng 12 (Nakseom, Incheon)
1955
Viết sách “Tháo ấn bảy tiếng sấm”
1964
Thành lập Hội Thánh của Đức Chúa Trời (Haeundae-gu, Busan)
1970
4 Hội Thánh trên toàn Hàn Quốc
1980

13 Hội Thánh trên toàn Hàn Quốc

Phát hành sách “Sự Mầu Nhiệm của Đức Chúa Trời và Ngọn Suối Nước Sự Sống”

1981
Phỏng vấn trên báo “Tuần San Tôn Giáo”, Ngài đã tiên tri trước về công việc và sự qua đời của Đấng Christ Tái Lâm
1984

Chấp lễ Lễ Vượt Qua cuối cùng (Seoul)

- Tuyên bố về Đức Chúa Trời Mẹ

- Công bố người thừa kế (mục sư Kim Joo Cheol)

1985

Đấng An Xang Hồng thăng thiên

- Tuyên bố lần nữa về Đức Chúa Trời Mẹ tại Tổng Hội lâm thời

- Công bố lần nữa về người thừa kế trong Tổng Hội lâm thời

Cuộc đời của Đấng An Xang Hồng

Thời kỳ đầu

Giáng sinh năm 1918

Đấng An Xang Hồng giáng sanh tại Đại Hàn Dân Quốc - đất nước đầu cùng đất phương Đông theo lời tiên tri Kinh Thánh. Vào ngày 13 tháng 1 năm 1918 trong mùa đông giá rét, Ngài đã bắt đầu cuộc đời Tái Lâm tại một căn nhà thuộc ngôi làng khoáng sản hoang phế nằm ở Myungdeok-ri, Gyenam-myeon, Jangsu-gun, Jeollabuk-do.

Thời kỳ Triều Tiên thuộc Nhật và Đại chiến thế giới I

Đây quả thật là thời kỳ đen tối. Hơn 20 triệu người chết trong Đại chiến thế giới I do các cường quốc theo chủ nghĩa đế quốc đã gây ra từ năm 1914 đến năm 1918, và 100 triệu người tử vong do “Đại dịch cúm Tây Ban Nha” - dịch bệnh truyền nhiễm tồi tệ nhất thế kỷ thứ 20 khiến cho nỗi sợ hãi sự chết bao trùm khắp mọi nơi. Kể cả ở bán đảo Triều Tiên - nơi đang chịu sự chiếm đóng của Nhật Bản cũng có 7,6 triệu người bị nhiễm cúm Tây Ban Nha, trong số đó 140.000 người đã mất mạng.

Đại chiến thế giới II, cuộc sống trong thời đại u ám

Trong bối cảnh đó, Đại chiến thế giới II bùng nổ vào năm 1939. Cuộc đại chiến nổ ra giữa phe Trục gồm các thế lực chính là Đức, Ý, Nhật và phe Đồng minh như Anh, Pháp, Mỹ, Liên Xô, Trung Quốc v.v... đã để lại những thiệt hại về nhân mạng lớn nhất trong lịch sử loài người. Trong khi bán đảo Triều Tiên chịu những sự đàn áp của Nhật Bản như huy động cưỡng bách quân nhu và nhân lực, Đấng An Xang Hồng cũng bị cướp mất tự do và sống cuộc đời khó nhọc vì sự bắt bớ, nghèo đói và bóc lột vào thời kỳ ấy.

Báptêm năm 1948, bắt đầu công việc của Đấng Christ Tái Lâm

Cuộc đời của Đấng An Xang Hồng có liên quan mật thiết với dòng chảy lớn của lịch sử thế giới bao gồm cả Hàn Quốc. Năm 1948, sau khi Đại chiến thế giới II kết thúc, nước Ysơraên từng chịu thống khổ vì là một dân tộc không có đất nước trong suốt 1900 năm đã được độc lập như một kỳ tích theo “Lời ví dụ về cây vả”. Theo Kinh Thánh, đây là điềm báo cho biết về sự xuất hiện của Đấng Christ. Công việc Tái Lâm của Đấng An Xang Hồng được bắt đầu từ năm đó.

Tin Lành giao ước mới mà Đức Chúa Jêsus đã lập ra vào 2000 năm trước đều bị biến mất hết thảy khi trải qua thời kỳ tối tăm tôn giáo. Trên thế gian lúc ấy, lẽ thật được tỏ ra một cách mờ nhạt chỉ là ngày Sabát mà thôi. Đấng An Xang Hồng gia nhập giáo hội Cơ Đốc phục lâm ngày thứ bảy (Cơ Đốc phục lâm) vào năm 1947, chịu phép Báptêm tại Nakseom, Incheon vào năm 1948 khi Ngài được 30 tuổi theo như lời tiên tri về “Ngôi của Đavít”. Kể từ đó, Ngài đã dạy dỗ về phép đạo và lẽ thật của giao ước mới.

Vào thời kỳ giải phóng và hỗn loạn, Đại Hàn Dân Quốc lại tan hoang lần nữa vì chiến tranh Hàn Quốc bùng nổ năm 1950. Bắc Triều Tiên đã nhanh chóng chiếm đóng thủ đô Seoul và tiến xuống phía Nam với ý định cộng sản hóa bán đảo Triều Tiên, thế nhưng lại không chiếm được Busan là nơi mà Đấng An Xang Hồng đang rao truyền Tin Lành. Cứ thế, Bắc Triều Tiên bị đẩy lùi bởi quân đội Hàn Quốc và quân đồng minh Liên Hợp Quốc, nên đã rút lui về phía Bắc. Cuối cùng hiệp định đình chiến được ký kết sau 3 năm chiến tranh. Dù phải chịu khổ nạn sinh tử cùng sự nghèo đói khắc nghiệt ở đất nước bị tàn phá bởi chiến tranh liên tiếp, Đấng An Xang Hồng đã thương xót cho những người cần thiết sự giúp đỡ và làm gương giữ ngày Sabát, là điều răn của Đức Chúa Trời một cách quý trọng. Trong vở chép tay của Ngài có ghi chép về tình huống đương thời ấy “Tôi đã không khuất phục trước nỗi đau của sự chết kể cả trong biến động lịch sử ngày 25 tháng 6 và cuộc sống sinh hoạt trong vùng núi Yangsan. Tôi đã không phạm ngày Sabát vì cớ công việc.”

Năm 1964, Thành lập Hội Thánh của Ðức Chúa Trời

Sau khi kết thúc sứ mệnh trong giáo hội Cơ Đốc phục lâm như đã được tiên tri trong Kinh Thánh, Đấng An Xang Hồng đã tái lập Hội Thánh của Đức Chúa Trời vào năm 1964. Hội Thánh của Đức Chúa Trời vâng giữ truyền thống và lẽ thật của Hội Thánh sơ khai 2000 năm trước, thời kỳ đầu quy mô Hội Thánh còn nhỏ bé dưới hình thức House Church (Hội Thánh tại gia); nhưng sự hy sinh và hiến thân của Đấng An Xang Hồng đã trở thành nền tảng để hột giống của Tin Lành được lớn lên trên khắp các khu vực thủ đô và địa phương. Đấng An Xang Hồng đã khôi phục tất thảy mọi lẽ thật của sự cứu rỗi mà Đức Chúa Jêsus làm gương và các sứ đồ đã giữ gìn bao gồm Lễ Vượt Qua giao ước mới. Đồng thời, Ngài cũng phá vỡ giáo lý phi Kinh Thánh mà vô số hội thánh đang giữ gìn một cách vô thức và lập lại nền tảng đức tin đúng đắn đối với Đức Chúa Trời.

Cuộc đời hy sinh để truyền bá Tin Lành

Để cày cấy lại ruộng đất Tin Lành giao ước mới vào thời đại hoang vu phần linh hồn và khô cằn về mọi mặt xã hội lẫn kinh tế, Đấng An Xang Hồng đã sống cuộc sống cơ hàn trong cuộc đời khổ nạn. Vừa giữ điều răn của Đức Chúa Trời như ngày Sabát, vừa gắng sức rao truyền Tin Lành, nên Ngài chỉ có thể lựa chọn công việc khó nhọc mà những người khác miễn cưỡng làm. Ngài đã không ngần ngại làm nghề thợ đá là công việc đập và mang vác đá nặng nề, cùng những công việc nguy hiểm như đốn và vận chuyển những cây đại thụ trong núi hiểm hóc. Ngài thường xuyên đối diện với cái đói chỉ bằng một bát cháo hạt mạch hoặc nhiều ngày bỏ bữa ăn để dành chi phí truyền đạo và viết sách lẽ thật bằng tiền lương của lao động khổ nhọc. Thay vì nghĩ đến nỗi thống khổ của bản thân, Ngài lại xót thương cho những người đang sống một cách khổ sở trong khi không biết đến lẽ thật. Vì thế, vô số những ngày cầu nguyện kiêng ăn của Ngài ở nơi cầu nguyện như núi Geumjeong, Busan v.v... cứ nối tiếp; Ngài đã không ngừng hy sinh vì sự cứu rỗi của nhân loại.

Ngay cả trong năm tháng nhẫn nhịn không có sự nghỉ ngơi như thế, Đấng An Xang Hồng đã chăm sóc cho Hội Thánh và các thánh đồ, cũng như quan tâm đến sự đau đớn và khổ nhọc của hàng xóm hơn là sự an nguy của bản thân Ngài bằng tấm lòng của người cha chăm lo cho gia đình yêu dấu. Ngài nhận được sự tôn kính từ các thánh đồ và hàng xóm bởi luôn nở nụ cười nhân từ và phẩm tánh ôn hòa chưa một lần nào bày tỏ sự mệt mỏi. Ngài đối xử với mọi người không phân biệt nam nữ già trẻ với sự khiêm tốn và quan tâm, khi thấy người gặp khó khăn thì chia sẻ sự giúp đỡ mà không một chút chậm trễ. Suốt bốn mùa, Ngài vác trên vai cặp xách chứa đựng Kinh Thánh và rất nhiều loại sách, đi khắp mọi nơi từ vùng núi hẻo lánh cho đến ngôi làng nhỏ bé bên bờ biển, và rao truyền lẽ thật cho những người Ngài gặp bằng tấm lòng khẩn thiết. Sở dĩ Ngài chịu đựng mọi khổ nạn, hiến thân truyền đạo, suốt đêm ghi chép lời dạy dỗ về sự cứu rỗi dưới ngọn đèn dầu là vì Ngài chỉ một lòng mong muốn mở ra Nước Thiên Đàng vĩnh cửu - nơi không có nỗi buồn và thống khổ cho các con cái phần linh hồn. Mồ hôi và máu của Đấng An Xang Hồng thấm đượm trong từng quyển sách: “Tháo ấn bảy tiếng sấm”, “Khách khứa đến từ thế giới thiên sứ”, “Trái thiện ác và Tin Lành”, “Luật pháp của Môise và luật pháp của Đấng Christ”, “Tai ương sau cùng và ấn của Đức Chúa Trời”, “Giải thích về Ba Vị Thánh Nhất Thể Đức Cha - Đức Con - Đức Thánh Linh”, “Sự Mầu Nhiệm của Đức Chúa Trời và Ngọn Suối Nước Sự Sống” v.v...

Cuối đời

Làm chứng về Đức Chúa Trời Mẹ, sự mầu nhiệm cuối cùng trong Kinh Thánh

Vào lúc cuối của cuộc đời Tin Lành, Đấng An Xang Hồng tập trung vào việc bày tỏ về Đức Chúa Trời Mẹ, là sự mầu nhiệm lớn nhất trong Kinh Thánh. Vì nhân loại phải gặp được Đức Chúa Trời Mẹ - nguồn nước sự sống thì mới được nhận lãnh sự cứu rỗi, nên Ngài đã dồn tâm huyết hơn nữa trong công việc này. Ngài đã tập hợp mọi lẽ thật và phát hành sách “Sự Mầu Nhiệm của Đức Chúa Trời và Ngọn Suối Nước Sự Sống” vào năm 1980. Thông qua Kinh Thánh và nhiều chứng cớ, Ngài đã cho biết về Đức Chúa Trời Mẹ được biểu tượng bởi “Giêrusalem trên trời”, “Vợ của Chiên Con” hay “Vợ của Thánh Linh”.

Duy chỉ Đức Chúa Trời Cha là Đấng cho biết về Đức Chúa Trời Mẹ mà nhân sinh chưa từng nhận biết. Vì thế, Đấng An Xang Hồng đã làm chứng về Đức Chúa Trời Mẹ từ thời kỳ đầu của Tin Lành một cách thầm lặng. Trong vở chép tay, tập giảng đạo và sách lẽ thật, Ngài đã ghi chép rõ ràng sự mặc thị về Đức Chúa Trời Mẹ, chứng cớ và sự dạy dỗ trong Kinh Thánh.

Đấng An Xang Hồng đã chính thức bày tỏ về Đức Chúa Trời Mẹ thông qua Lễ Vượt Qua cuối cùng trên đất này vào ngày 15 tháng 4 năm 1984. Ngài đã từng bước dạy dỗ lẽ thật về Đức Chúa Trời Mẹ cho mục sư Kim Joo Cheol và các môn đồ thân cận từng điều một. Thông qua điều này, Ngài đã ứng nghiệm lời tiên tri về “Sứ mệnh của Êli” - làm chứng cho Đức Chúa Trời đến sau mình.

Ðấng An Xang Hồng Vở chép tay và sách lẽ thật
“Tuần San Tôn Giáo” ấn bản ngày 18 tháng 3 năm 1981 đã đăng tin với tiêu đề là “Tôn giáo mới chưa được biết đến - Hội Thánh của Đức Chúa Trời”, trong đó có nội dung rằng “Chúa Tái Lâm đến thế gian trong bí mật và phải qua đời sau khi làm công việc Tin Lành trong 37 năm”.

Thăng thiên vào năm 1985, tiên tri trước thông qua ngôn luận

Bốn năm trước khi đến năm 1985, là thời điểm Đấng An Xang Hồng phải kết thúc công việc Tin Lành trên đất này, Đấng An Xang Hồng đã tiên tri trước về sự chết của Đấng Christ Tái Lâm thông qua ngôn luận. Báo “Tuần San Tôn Giáo” ấn bản ngày 18 tháng 3 năm 1981 đã đăng tin với tiêu đề là “Tôn giáo mới chưa được biết đến - Hội Thánh của Đức Chúa Trời”, trong đó có nội dung rằng “Chúa Tái Lâm đến thế gian trong bí mật và phải qua đời sau khi làm công việc Tin Lành trong 37 năm”. Trên báo ấy đã đăng tin chi tiết rằng “Hội Thánh của Ðức Chúa Trời tin rằng Ðức Chúa Jêsus Tái Lâm xuất hiện vào thời đại này và Ngài giáng sanh trong thể xác với mắt, mũi, miệng và tai.”, “Vì giao ước mới mà Ðức Chúa Jêsus Sơ Lâm dựng nên, đã bị giẫm nát trong suốt thời đại tối tăm tôn giáo, nên đích thân Chúa phải đến lần nữa để khôi phục lại lẽ thật sự sống, tức là giao ước mới.” Bằng cách này, Ngài đã ứng nghiệm lời tiên tri trong Kinh Thánh về Đấng Christ Tái Lâm và để lại chứng cớ ấy cho nhiều người.

Trong khi chuẩn bị sự cuối cùng, vào tháng 5 năm 1984, Đấng An Xang Hồng giao lại áo đại lễ cho mục sư Kim Joo Cheol và công bố mục sư là người thừa kế. Ngài đã xác lập trật tự Hội Thánh để Hội Thánh của Đức Chúa Trời có thể trưởng thành một cách ngay thẳng theo sự dạy dỗ của Đức Chúa Trời Mẹ. Ngài cũng giao lại Kinh Thánh, sách lẽ thật và các bức ảnh chứng cớ, rồi dặn dò về đức tin vững chắc, sự vâng phục và sứ mệnh truyền đạo vì sự cứu rỗi linh hồn. Đấng An Xang Hồng đã mong mỏi tha thiết sự cứu rỗi loài người bởi kiêng ăn và cầu nguyện, cuối cùng Ngài kết thúc con đường Tái Lâm cao cả, cuộc đời Tin Lành 37 năm đã mở ra con đường sự sống đời đời và Nước Thiên Đàng cho nhân loại. Sau khi hoàn thành mọi lời tiên tri Kinh Thánh, Ngài đã trở về trời vào ngày 25 tháng 2 năm 1985.

Hội Thánh của Đức Chúa Trời sau khi Đấng An Xang Hồng thăng thiên

Bởi đón nhận ý muốn của Đấng An Xang Hồng, Hội Thánh của Đức Chúa Trời đã chuyên tâm vào việc rao truyền Tin Lành vì sự cứu rỗi của nhân loại và thực tiễn tình yêu thương của Đức Chúa Trời theo sự dẫn dắt của Đức Chúa Trời Mẹ. Sau khoảng 50 năm thành lập, Hội Thánh đã phát triển với quy mô toàn cầu: 3,2 triệu thánh đồ trong khoảng 7.500 Hội Thánh tại 175 quốc gia. Coi mọi người thế giới là gia đình toàn cầu, trong khi trở nên “sự sáng và muối” của thế gian đúng như con cái của Đức Chúa Trời, cùng chia sẻ sự giúp đỡ và niềm hy vọng cho những người gặp khó khăn như thiên tai, đói kém, bệnh tật, khốn cùng v.v.. Chính phủ và cơ quan các nước hợp tác với Hội Thánh của Đức Chúa Trời vì hòa bình liên hiệp đã trao tặng các loại giải thưởng đối với phụng sự bằng lòng chân thành của các thánh đồ. Các ngôn luận như báo chí, truyền hình, internet v.v... liên tục đưa tin về Đấng An Xang Hồng - Đấng Christ Tái Lâm, Đức Chúa Trời Mẹ và tin tức về Hội Thánh của Đức Chúa Trời. Lẽ thật về Đức Chúa Trời Cha và Đức Chúa Trời Mẹ cũng như tình yêu thương của Ngài vì hạnh phúc của nhân loại và khắc phục thảm họa trong ngôi làng toàn cầu đang được lan tỏa ra khắp thế giới.

Tìm hiểu về Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hiệp Hội Truyền Giáo Tin Lành Thế Giới

Sự nghiệp của Đấng An Xang Hồng

Ứng nghiệm lời tiên tri Kinh Thánh về Đấng Christ Tái Lâm

Kinh Thánh tiên tri một cách chi tiết về lý do, thời kỳ, địa điểm khi Đấng Christ tái lâm và phương pháp của sự cứu rỗi v.v… Đấng An Xang Hồng đã ứng nghiệm mọi lời tiên tri ấy và tiến hành công việc Tái Lâm.

Lời tiên tri về vua Đavít

Trong sách Luca chương 1 có lời tiên tri rằng Đấng Christ đến với tư cách là Đấng Cứu Chúa sẽ được nhận ngôi Đavít. Đavít lên ngôi vua lúc 30 tuổi và trị vì trong 40 năm. Theo lời tiên tri ấy, Đức Chúa Jêsus chịu phép Báptêm vào lúc 30 tuổi và hy sinh trên thập tự giá sau khi rao giảng trong 3 năm. Với tư cách là vua Đavít phần linh hồn, Đấng Christ Tái Lâm cũng phải chịu phép Báptêm lúc 30 tuổi và rao truyền Tin Lành trong vòng 37 năm - là thời kỳ còn lại của lời tiên tri, rồi qua đời. Theo đó, Đấng An Xang Hồng đã ứng nghiệm lời tiên tri bởi việc chịu phép Báptêm tại Đại Hàn Dân Quốc - đất nước đầu cùng đất phương Đông vào năm 1948, tức là khi Ngài được 30 tuổi. Ngài đã lập lại Hội Thánh của Đức Chúa Trời, dạy dỗ lẽ thật và phép đạo của giao ước mới, rồi thăng thiên vào năm 1985 sau khi rao truyền Tin Lành Nước Thiên Đàng trong suốt 37 năm.

Ví dụ về cây vả

Trong Mathiơ chương 24 có chép rằng “Hãy nghe lời ví dụ về cây vả, vừa lúc nhành non, lá mới đâm, thì các ngươi biết mùa hạ gần tới… khá biết rằng Con người gần đến, Ngài đương ở trước cửa.” Đây là lời tiên tri về Ysơraên - nước được ví dụ với cây vả, đã bị hủy diệt và độc lập trở lại. Đó chính là thời kỳ Đấng Christ Tái Lâm xuất hiện. Theo lời này, nước Ysơraên đã bị hủy diệt bởi La Mã vào năm 70, trải qua những khổ nạn như một dân tộc lưu vong trong suốt khoảng 1900 năm, rồi cuối cùng đã giành được độc lập vào năm 1948. Ysơraên là quốc gia duy nhất khôi phục được đất nước đã bị mất sau 1900 năm. Theo điềm báo mà Đức Chúa Trời cho biết về sự xuất hiện của Đấng Christ, Đấng An Xang Hồng - Đấng Christ Tái Lâm đã bắt đầu cuộc đời Tin Lành vì sự cứu rỗi của nhân loại từ năm 1948.

Lời tiên tri về Siru

Kinh Thánh tiên tri rằng giống như Siru - vua nước Pherơsơ đã giải phóng cho người dân Ysơraên từng bị bắt làm phu tù ở Babylôn, Đấng Cứu Chúa được tiên tri như là “Siru” sẽ xuất hiện tại xứ đầu cùng đất phương Đông vào thời đại cuối cùng. Theo đó, Đấng An Xang Hồng đã đến Đại Hàn Dân Quốc - nước đầu cùng đất phương Đông và dẫn dắt người dân của Đức Chúa Trời đang bị đau đớn được giải phóng khỏi thế gian tội ác bởi Lễ Vượt Qua giao ước mới - “Ấn của Đức Chúa Trời”.

Lời tiên tri về Mênchixêđéc

Trong Sáng Thế Ký có xuất hiện một nhân vật đặc biệt tên là “Mênchixêđéc”. Mênchixêđéc là thầy tế lễ chúc phước bởi bánh và rượu nho cho Ápraham - tổ phụ đức tin. Ápraham đã lấy một phần mười về cả của giặc dâng cho Mênchixêđéc. Mênchixêđéc là nhân vật tiên tri, thực thể của Mênchixêđéc là Đức Chúa Jêsus - Đấng chúc phước sự sống đời đời cho loài người bởi bánh và rượu nho Lễ Vượt Qua (Hêbơrơ 5:8-10). Thế nhưng, Kinh Thánh nói rằng khó cắt nghĩa về Mênchixêđéc vì “người không cha, không mẹ (cha mẹ không tin vào Đức Chúa Trời)”, “không gia phổ (giáng sinh tại nước ngoại bang không phải nước Ysơraên)”, “Thầy tế lễ không có ngày đầu mới sanh, cũng không có ngày rốt qua đời (Đức Chúa Trời chúc phước bởi bánh và rượu nho)”. Lời tiên tri về Mênchixêđéc được ứng nghiệm trọn vẹn vào thời Tái Lâm của Đấng Christ. Đấng An Xang Hồng vốn là Đức Chúa Trời, đã làm ứng nghiệm trọn vẹn lời tiên tri về Mênchixêđéc bởi Ngài đã đến Đại Hàn Dân Quốc - đất nước ngoại bang không phải nước Ysơraên, và giáng sanh trong gia đình có cha mẹ không tin vào Đức Chúa Trời, và Ngài đã chúc phước sự sống đời đời bởi bánh và rượu nho Lễ Vượt Qua.

Lời tiên tri về Êli

Êli là đấng tiên tri vào thời Aháp làm vua của Bắc Ysơraên, thời đại vương quốc Ysơraên bị phân chia. Để khiến cho dân sự mê muội có thể phân biệt được Đức Chúa Trời chân thật, Êli đã một mình đối đầu với 850 tiên tri giả, người đã sửa lại bàn thờ của Đức Chúa Trời bị phá hủy và tiêu diệt các tiên tri giả (I Các Vua 18:30-40). Đấng An Xang Hồng đã đến với sứ mệnh của Êli, một mình Ngài khôi phục lẽ thật giao ước mới của Đức Chúa Trời đã bị phá hủy sau thời đại các sứ đồ, ứng phó với vô số tiên tri giả, khiến cho loài người phân biệt Đức Chúa Trời chân thật. Êli có nghĩa là “Giêhôva, Đức Chúa Trời của tôi”. Kinh Thánh cũng tiên tri rằng nhân vật nhận lấy sứ mệnh của Êli sẽ làm chứng cho Đấng Cứu Chúa đến sau mình. 2000 năm trước, vào thời Sơ Lâm, Giăng Báptít đã làm ứng nghiệm sứ mệnh ấy bởi việc làm chứng cho Đức Chúa Jêsus. Ngày nay, vào thời Tái Lâm, Đấng An Xang Hồng - Đức Chúa Trời Cha đã làm ứng nghiệm sứ mệnh của Êli bởi việc làm chứng về Đức Chúa Trời Mẹ, là Đấng Cứu Chúa sẽ đến sau Ngài.

Khôi phục lẽ thật của sự cứu rỗi

Nếu muốn nhận sự cứu rỗi và đi vào Nước Thiên Đàng, loài người phải nhận biết đúng đắn về con đường của sự sống đời đời. Đấng An Xang Hồng đã tìm lại lẽ thật của sự sống mà Đức Chúa Jêsus lập nên và dẫn dắt loài người đến con đường của sự sống đời đời một cách chắc chắn.

Lễ Vượt Qua giao ước mới

2000 năm trước, Đức Chúa Jêsus đã hứa ban sự sống đời đời và sự tha tội trong Lễ Vượt Qua giao ước mới. Tuy nhiên sau thời đại các sứ đồ, hội thánh trở nên thế tục hóa và Lễ Vượt Qua đã bị xóa bỏ tại Công đồng Nicaea (Tham khảo: “A History of the Early Church to A.D. 500”, “Sử Hội Thánh của Eusebius”, “Sử Hội Thánh khái quát”). Trải qua thời kỳ tối tăm tôn giáo, không có một ai tìm lại được Lễ Vượt Qua trong khoảng 1600 năm. Theo lời tiên tri Kinh Thánh, Đấng An Xang Hồng đã khôi phục Lễ Vượt Qua giao ước mới có chứa đựng phước lành được trở thành con cái của Đức Chúa Trời, lời hứa được bảo vệ khỏi tai vạ và nhận lãnh cơ nghiệp Nước Thiên Đàng vĩnh cửu. Ngài đã trao tặng “Tin tức hy vọng” phước lành nhất cho loài người không thể tránh khỏi sự chết.

Cải cách tôn giáo trọn vẹn

Vào thế kỷ 16, Martin Luther đã phê phán sự tha hóa của giáo hội công giáo và xúc tiến việc cải cách tôn giáo nhưng cũng không thể khôi phục được lẽ thật của sự sống. Trải qua 500 năm cho đến tận ngày nay, dù vô số các hội thánh và giáo phái tràn lan nhưng mỗi nơi đều giải nghĩa Kinh Thánh khác nhau, nên thật khó để tìm thấy lẽ thật của sự cứu rỗi. Đấng An Xang Hồng đã khôi phục hết thảy mọi lẽ thật trọn vẹn của Hội Thánh sơ khai mà Đức Chúa Jêsus rao truyền và các sứ đồ đã gìn giữ. Ngài đã làm tỉnh thức về các luật lệ của giao ước mới như 3 kỳ 7 lễ trọng thể (Lễ Vượt Qua, Lễ Bánh Không Men, Lễ Trái Đầu Mùa (Lễ Phục Sinh), Lễ Bảy Tuần (Lễ Ngũ Tuần), Lễ Kèn Thổi, Lễ Chuộc Tội, Lễ Lều Tạm), phép Báptêm, ngày Sabát, luật lệ khăn trùm đầu v.v… Đồng thời, Ngài đã dạy dỗ để chúng ta biết phân biệt việc tôn kính hình tượng và điều răn của loài người. Ngài cho biết rằng các truyền thống của nhà thờ, hội thánh như thập tự giá, thờ phượng Chủ nhật, lễ Nôen, lễ tạ ơn thu hoạch v.v… đều bắt nguồn từ phong tục của ngoại bang chứ không phải là điều răn của Đức Chúa Trời (Tham khảo: “Baker’s Dictionary of Theology”, “Sử Hội Thánh”, “Từ điển Quốc Ngữ”, “Sách cầm tay Sử hội thánh”, “Từ điển Bách khoa Thế giới”). Đấng An Xang Hồng ứng nghiệm việc cải cách tôn giáo trọn vẹn vì Ngài không chỉ “cải cách đức tin” mà còn làm hoàn thành “cải cách lẽ thật”, tức là khôi phục lẽ thật và tín ngưỡng đúng đắn đối với Đức Chúa Trời.

Hội Thánh của Đức Chúa Trời

Hội Thánh của Ðức Chúa Trời bởi Đấng An Xang Hồng lập nên, kế thừa y nguyên Hội Thánh của Ðức Chúa Trời thời sơ khai mà Đức Chúa Jêsus cùng các sứ đồ như Phierơ, Giăng, Phaolô v.v... đã đi theo. Tên gọi “Hội Thánh của Đức Chúa Trời” cũng bắt nguồn từ Kinh Thánh (I Côrinhtô 1:2, Galati 1:13), có nghĩa là “Hội Thánh mà Đức Chúa Trời lập ra”, “Hội Thánh do Đức Chúa Trời làm chủ”. Đây là Hội Thánh duy nhất giữ Lễ Vượt Qua giao ước mới có chứa đựng huyết báu của Đức Chúa Trời như lời chép rằng “Hội Thánh được lập ra bởi huyết của Đức Chúa Trời (Công Vụ Các Sứ Đồ 20:28)”. Đây cũng là Hội Thánh làm ứng nghiệm lời tiên tri về “Siôn” - nơi được ghi chép là địa điểm của sự cứu rỗi trong Kinh Thánh. Siôn là “nơi giữ các kỳ lễ trọng thể của Đức Chúa Trời”, là địa điểm Đức Chúa Trời ngự và hứa ban phước lành của sự tha tội, sự cứu rỗi cùng sự sống đời đời.

Chứng cớ về Đức Chúa Trời Mẹ

Bấy lâu nay loài người chỉ biết và tin vào Đức Chúa Trời Cha, nhưng chưa từng nhận biết về sự tồn tại của Đức Chúa Trời Mẹ. Đấng An Xang Hồng đã bày tỏ về sự tồn tại của Đức Chúa Trời Mẹ để dẫn dắt loài người đến với tình yêu thương đời đời, tổ ấm hạnh phúc, nơi an nghỉ của sự yên ủi và hòa bình.

Kinh Thánh

Trong Kinh Thánh có nhiều chỗ ghi chép nội dung về Đức Chúa Trời Cha và Đức Chúa Trời Mẹ tiến hành công cuộc cứu rỗi loài người từ buổi đầu sáng tạo trời đất, thời đại Cựu Ước, Tân Ước cho đến tận ngày nay là thời đại cuối cùng. Đấng An Xang Hồng đã làm chứng về Đức Chúa Trời Mẹ được tỏ ra một cách rõ ràng thông qua ví dụ, lời tiên tri, sự mặc thị hoặc lời phán trực tiếp trong toàn bộ Kinh Thánh Cựu Ước và Tân Ước từ Sáng Thế Ký cho đến Khải Huyền.

Vở chép tay và sách lẽ thật

Ngay từ thời kỳ đầu cuộc đời Tin Lành, Đấng An Xang Hồng đã liên tục làm chứng về Đức Chúa Trời Mẹ là Đấng Cứu Chúa đến sau Ngài. Từ năm 1953, trong khi trải qua sự hỗn độn bởi chiến tranh Hàn Quốc, Ngài đã ghi chép về sự mặc thị, chứng cớ trong Kinh Thánh và sự dạy dỗ về Đức Chúa Trời Mẹ thông qua vở chép tay, tập giảng đạo và các sách như “Sự mặc thị mà tôi đã thấy”, “Tháo ấn bảy tiếng sấm”, “Sẽ sai đấng tiên tri Êli đến”, “Thánh Linh và Vợ Mới”, “Đồng hành cùng Đức Chúa Trời” v.v…

Lễ Vượt Qua cuối cùng

Giống như Đức Chúa Jêsus Sơ Lâm lập giao ước mới và cho phép sự sống đời đời trong Lễ Vượt Qua cuối cùng trước khi hy sinh trên thập tự giá, Đấng An Xang Hồng đã bày tỏ cho cả thiên hạ về Đức Chúa Trời Mẹ - Nguồn của sự sống thông qua Lễ Vượt Qua cuối cùng trong cuộc đời Tin Lành của Ngài vào ngày 15 tháng 4 năm 1984. Khác với mọi năm, Ngài đã cử hành Đại nhóm hiệp thánh Lễ Vượt Qua tại nhà tiệc cưới chứ không phải Hội Thánh trong khi thắp sáng cặp nến xanh và nến đỏ biểu tượng cho chú rể và cô dâu, và Ngài đã bày tỏ sự tồn tại của Thánh Linh và Vợ Mới ban nước sự sống. Ngài đã để lại bức ảnh chụp chung Thánh Linh và Vợ Mới cầm trên tay bó hoa cẩm chướng tượng trưng cho ân huệ của Cha Mẹ vào ngày 18 tháng 5 năm ấy và làm chứng xác thực về sự tồn tại của Mẹ phần linh hồn. Ngài đã cho các môn đồ biết lẽ thật về Đức Chúa Trời Mẹ, làm tỉnh thức rằng các con cái của Đức Chúa Trời phải đi theo Đức Chúa Trời Mẹ - Đấng ban nước sự sống.

Sự dạy dỗ

“Nhưng Đấng Yên ủi, tức là Đức Thánh Linh mà Cha sẽ nhân danh ta sai xuống, Đấng ấy sẽ dạy dỗ các ngươi mọi sự, nhắc lại cho các ngươi nhớ mọi điều ta đã phán cùng các ngươi (Giăng 14:26).” Theo lời tiên tri Kinh Thánh này, Đấng An Xang Hồng dạy dỗ và rao truyền hết thảy mọi lẽ thật mà Đức Chúa Jêsus đã dạy.

Sự dạy dỗ của Đấng An Xang Hồng chứa đựng lời giải đáp cho mọi câu hỏi mà loài người đã lang thang tìm kiếm trong suốt thời gian dài. Nguồn gốc và bản chất của loài người là gì? Vì sao chúng ta sinh ra và sống trên thế gian này? Con người sau khi chết sẽ đi về đâu? Đức Chúa Trời là ai và có mối quan hệ gì với chúng ta? Loài người phải làm thế nào để được cứu rỗi và đi vào Nước Thiên Đàng? v.v... Đó là những nội dung mà duy chỉ Đức Chúa Trời - Đấng Sáng Tạo mới có thể cho biết được.

Không chỉ dạy dỗ về sự quan phòng và lời tiên tri của Đức Chúa Trời, Nước Thiên Đàng và cuộc sống phần linh hồn được ghi chép trong toàn bộ Kinh Thánh, Đấng An Xang Hồng còn dạy dỗ chi tiết về luật lệ và phép đạo của giao ước mới mà loài người phải giữ, phẩm tánh và việc làm với tư cách là con cái của Đức Chúa Trời. Sự dạy dỗ chủ yếu như sau.

Đức Chúa Trời Mẹ

Kinh Thánh không chỉ ghi chép rằng “Cha chúng tôi ở trên trời” (Mathiơ 6:9), mà còn ghi chép rằng “thành Giêrusalem ở trên cao là tự do, và ấy là mẹ chúng ta” (Galati 4:26), để làm chứng rằng Cha và Mẹ phần linh hồn đều tồn tại.

Sáng Thế Ký chương 1 đã biểu hiện Đức Chúa Trời bằng đại từ số nhiều là “Chúng Ta”, và cho biết về sự tồn tại của Đức Chúa Trời mang hình nam (Cha) cùng Đức Chúa Trời mang hình nữ (Mẹ). Từ câu đầu tiên của Kinh Thánh “Ban đầu Đức Chúa Trời dựng nên trời đất”, chữ “Đức Chúa Trời” trong Kinh Thánh bản gốc tiếng Hêbơrơ được ghi chép dưới hình thức số nhiều là “Êlôhim” hơn 2500 lần.

Nghĩa là Đức Chúa Trời không phải là một Đấng, mà là “Các Đức Chúa Trời”.

Trong sách Khải Huyền chương 22, phần cuối cùng của Kinh Thánh có xuất hiện Thánh Linh và Vợ Mới đang phán với loài người rằng “Hãy đến... Khá nhận lấy nước sự sống.” Vì Đấng có thể ban nước sự sống duy chỉ là Đức Chúa Trời, nên Thánh Linh chỉ ra Đức Chúa Trời Cha, còn Vợ Mới - Đấng ban nước sự sống cùng Cha, chỉ ra Đức Chúa Trời Mẹ.

Bất cứ ai nếu đi đến cùng Đức Chúa Trời Cha và Đức Chúa Trời Mẹ thì có thể nhận được phước lành sự cứu rỗi đời đời.

Gia đình Nước Thiên Ðàng và gia đình dưới đất

Danh từ cha mẹ là xưng hô được sử dụng trong gia đình. Chế độ gia đình trên đất này được cấu thành bởi cha, mẹ và con cái, là mô hình cho thấy rằng trên Nước Thiên Đàng cũng có Đức Chúa Trời Cha, Đức Chúa Trời Mẹ, và các con cái của Đức Chúa Trời (Hêbơrơ 8:5).

Giống như trên đất này có gia đình là cộng đồng của tình yêu thương, thì trên Nước Thiên Đàng cũng có gia đình phần linh hồn là cộng đồng của tình yêu thương đời đời.

Giống như gia đình được kết nối bởi huyết thống, gia đình Nước Thiên Đàng cũng được kết nối bởi được thừa hưởng thịt và huyết của Đức Chúa Trời thông qua Lễ Vượt Qua. Các con cái của Đức Chúa Trời làm theo sự dạy dỗ của Cha Mẹ phần linh hồn và được hưởng cơ nghiệp Nước Thiên Đàng trong tương lai (II Côrinhtô 6:18, Rôma 8:16-18).

Khách khứa đến từ thế giới thiên sứ

Loài người vốn là các thiên sứ được sống hạnh phúc cùng với Đức Chúa Trời trên nước thiên đàng ở đời trước (Truyền Đạo 12:7, Châm Ngôn 8:22-30). Song, vì phạm tội lỗi sự chết nên đã bị đuổi xuống đất này và rơi vào tình trạng khổ sở trong cuộc đời.

Chúng ta là những tội nhân phần linh hồn phải nhận sự tha tội và sự sống đời đời mới có thể trở về quê hương trên trời, nhưng bản thân chúng ta lại không tự giải quyết điều này được. Vậy nên, Đức Chúa Trời - Đấng có quyền thế tha tội đã mặc lấy xác thịt mà đến, đi trên con đường cứu rỗi và hy sinh vì các con cái (Luca 19:10, Êphêsô 1:7).

Trái đất là nhà tù phần linh hồn và là sinh hoạt của khách bộ hành, nếu chúng ta tin và làm theo sự dạy dỗ của lẽ thật mà Đức Chúa Trời đã cho biết vì sự cứu rỗi linh hồn - bản chất của cuộc sống chúng ta, thì mới có thể trở về Nước Thiên Đàng - nơi không có sự chết, khổ sở, buồn rầu hay đau ốm nữa (Hêbơrơ 11:13-16, Khải Huyền 21:4).

Lễ Vượt Qua giao ước mới (逾越節, Passover)

Đây là lễ trọng thể mà Đức Chúa Trời hứa ban sự tha tội và sự sống đời đời cho loài người, và là lẽ thật sự sống mà loài người đang trông mong.

Ví dụ về vườn Êđen trong sách Sáng Thế Ký không chỉ cho biết về khởi đầu của sự chết mà còn chứa đựng mầu nhiệm của sự sống nữa. Đó là dù đã ăn trái thiện ác thì phải chịu sự chết nhưng nếu “ăn trái sự sống thì được sự sống đời đời” (Sáng Thế Ký 3:22).

2000 năm trước, Đức Chúa Jêsus đã phán rằng “Ai ăn thịt Ta và uống huyết Ta thì được sự sống đời đời.” và dạy dỗ rằng Đấng Christ là thực thể của trái sự sống trong vườn Êđen. Một hôm trước ngày hy sinh trên thập tự giá để chịu thay tội lỗi của loài người, Ngài đã lập ra giao ước mới hứa ban sự tha tội cùng sự sống đời đời bởi bánh và rượu nho của Lễ Vượt Qua tượng trưng cho thịt và huyết của Đấng Christ. Đối với loài người đang đối mặt với vận mệnh phải chết, Ngài cho phép ăn trái sự sống để được sự sống đời đời (Giăng 6:53-54, Mathiơ 26:17-28, Luca 22:19-20).

Lễ Vượt Qua có chứa đựng ý nghĩa là “vượt qua tai vạ”. Lễ Vượt Qua bắt nguồn từ việc những người dân Ysơraên đương làm nô lệ tại xứ Êdíptô vào thời đại Cựu Ước đã được thoát khỏi đại tai vạ hủy diệt con đầu lòng bởi huyết của chiên con và được giải phóng sau khi giữ Lễ Vượt Qua theo mạng lịnh của Đức Chúa Trời.

Con đường của sự cứu rỗi đã được mở ra cho nhân loại nhờ giao ước mới và hy sinh của Đức Chúa Jêsus - Đấng xuất hiện với tư cách là thực thể của chiên con Lễ Vượt Qua vào thời đại Tân Ước. Nếu giữ Lễ Vượt Qua thì được trở nên con cái kế thừa thịt và huyết của Đức Chúa Trời, được bảo hộ khỏi tai vạ bởi quyền thế trong huyết Ngài và biết chia sẻ tình yêu thương chân thật với tư cách là gia đình Nước Thiên Đàng.

3 kỳ 7 lễ trọng thể

Đây là lễ trọng thể hàng năm của Đức Chúa Trời dựa trên Kinh Thánh Tân Cựu Ước. Trong mỗi lễ trọng thể đều có lời hứa phước lành của Đức Chúa Trời như sự tha tội, sự sống đời đời, sự phục sinh, Thánh Linh v.v... Đồng thời cũng chứa đựng ý nghĩa chuộc tội, tình yêu thương, sự hy sinh, quyền năng và sự nhân từ của Đức Chúa Trời để cứu rỗi loài người.

  • Lễ Vượt Qua: Buổi chiều tối ngày 14 tháng 1 thánh lịch, lễ trọng thể mang ý nghĩa là “vượt qua tai vạ”, ngày lễ tiệc thánh của Đấng Christ
  • Lễ Bánh Không Men: Ngày 15 tháng 1 thánh lịch, có ý nghĩa là lễ trọng thể loại bỏ men, ngày Đấng Christ bị đóng đinh trên thập tự giá (Lễ Hoạn Nạn kiêng ăn)
  • Lễ Phục Sinh: Chủ nhật đầu tiên sau Lễ Bánh Không Men, kỷ niệm sự phục sinh của Đức Chúa Jêsus Christ, tên gọi vào thời đại Cựu Ước là Lễ Trái Đầu Mùa
  • Lễ Ngũ Tuần: Ngày thứ 50 (Chủ nhật) từ sau Lễ Phục Sinh, kỷ niệm giáng lâm của Thánh Linh, tên gọi vào thời đại Cựu Ước là Lễ Bảy Tuần
  • Lễ Kèn Thổi: Ngày 1 tháng 7 thánh lịch, có ý nghĩa là ngày kỷ niệm lấy tiếng kèn thổi mà rao truyền, lễ trọng thể chuẩn bị cho Đại Lễ Chuộc Tội
  • Đại Lễ Chuộc Tội: Ngày 10 tháng 7 thánh lịch, ngày làm tinh sạch nơi thánh và chuộc tội mỗi năm một lần
  • Lễ Lều Tạm: Ngày 15-22 tháng 7 thánh lịch, kỷ niệm công việc dựng nên đền tạm và công việc truyền đạo của Đấng Christ, lễ trọng thể tiên tri về sự giáng lâm của Thánh Linh

Ngày Sabát

Là ngày thứ bảy mà Đức Chúa Trời - Đấng Sáng Tạo nghỉ ngơi sau khi làm xong công việc dựng nên trời đất trong 6 ngày, và là ngày Đức Chúa Trời đặt là ngày thánh và ban phước lành, rồi phán dặn người dân Ngài hãy giữ.

Dựa trên tiêu chuẩn Kinh Thánh và sự thật trong lịch sử thì ngày Sabát - ngày thứ bảy tương ứng với Thứ Bảy trong chế độ 7 ngày trong tuần ngày nay.

Đại đa số các hội thánh đều thờ phượng vào Chủ nhật - ngày thứ nhất trong tuần. Tuy nhiên, Kinh Thánh quy định rằng ngày Sabát - ngày thứ bảy là ngày thánh mà chúng ta phải thờ phượng lên Đức Chúa Trời.

Vào thời đại Tân Ước, Đức Chúa Jêsus và các môn đồ đã giữ ngày Sabát (Thứ Bảy) theo thói quen. Kể cả sau sự kiện thập tự giá, sứ đồ Phaolô và Hội Thánh sơ khai vẫn giữ ngày Sabát một cách quý trọng.

Phép Báptêm

Là nghi thức có ý nghĩa chôn đi thân thể tội lỗi bằng nước và được sanh lại mới. Nghi thức này còn được gọi là lễ rửa tội tùy theo giáo phái, nhưng phép Báptêm là biểu hiện đúng theo ý nghĩa nguyên bản của Kinh Thánh.

Vâng theo sự dạy dỗ của Đấng An Xang Hồng, Hội Thánh của Đức Chúa Trời cử hành phép Báptêm theo Kinh Thánh.

Phép Báptêm trong Kinh Thánh là dấu của sự cứu rỗi mà Đức Chúa Trời đã hứa (I Phierơ 3:21). Phép Báptêm chân chính phải được cử hành nhân danh Đức Cha, Đức Con, và Đức Thánh Linh theo sự dạy dỗ của Đức Chúa Jêsus “Hãy đi dạy dỗ muôn dân, hãy nhân danh Đức Cha, Đức Con, và Đức Thánh Linh mà làm phép Báptêm cho họ.” Người chịu phép Báptêm cũng phải có đức tin đối với Đức Chúa Trời Cha và Đức Chúa Trời Mẹ.

Luật lệ khăn trùm

Theo luật lệ của Hội Thánh của Đức Chúa Trời được ghi chép trong Kinh Thánh, khi cầu nguyện hoặc thờ phượng thì người nam không đội bất cứ thứ gì trên đầu, còn người nữ thì dùng khăn trùm đầu.

I Côrinhtô chương 11 chép rằng đây này là điều mà Đấng Christ đã làm gương, trong đó chứa đựng sự quan phòng sáng tạo của Đức Chúa Trời và được chế định vì trật tự của Hội Thánh.

Ngày nay ở các hội thánh tin lành khác, người nữ không dùng khăn trùm đầu mà lại làm giống như người nam. Còn ở Thiên Chúa giáo, những thánh chức cấp cao là nam thì lại đội mũ miện trên đầu khi làm lễ Misa. Mọi sự này đều không đúng với tiêu chuẩn của Kinh Thánh.

Các lễ trọng thể và luật lệ được du nhập vào khi hội thánh bị thế tục hóa từ sau thời kỳ Hội Thánh sơ khai, là điều răn của loài người chứ không phải là điều răn của Đức Chúa Trời.

Đó là thờ phượng Chủ nhật được đặt ra vào năm 321 bởi hoàng đế Constantine của La Mã, lễ Nôen bắt nguồn từ ngày đông chí của La Mã cổ đại, lễ tạ ơn thu hoạch bắt nguồn từ lịch sử khai thác nước Mỹ v.v... Thập tự giá được treo ở hầu hết các hội thánh là hình tượng mà Kinh Thánh cấm làm ra. Vì thế, việc làm ra thập tự giá và dựng nên để thờ lạy chính là vi phạm sự dạy dỗ của Đức Chúa Trời. Thập tự giá là vật tượng trưng cho tín ngưỡng trong tôn giáo ngoại bang thời cổ đại, đã được sử dụng làm bùa hộ mệnh cho người chết, và cũng là khung hành hình vào đương thời Đức Chúa Jêsus Sơ Lâm.

Theo sự dạy dỗ của Đấng An Xang Hồng, Hội Thánh của Đức Chúa Trời coi trọng Đấng Christ bị đóng đinh trên thập tự giá và chịu hy sinh, coi trọng ý nghĩa trong huyết báu Ngài chứ không phải bản thân thập tự giá.

Sách tiêu biểu

Đây là những sách mà Đấng An Xang Hồng đã ghi chép về lẽ thật của sự cứu rỗi.
Trong đó có chứa đựng sự dạy dỗ chi tiết để bất cứ ai cũng có thể hiểu biết về lẽ thật của sự cứu rỗi đã bị đóng ấn trong Kinh Thánh và nhận được sự sống đời đời.

Sự Mầu Nhiệm của Đức Chúa Trời và Ngọn Suối Nước Sự Sống - Ðấng An Xang Hồng Sách tiêu biểu

Sự Mầu Nhiệm của Đức Chúa Trời và Ngọn Suối Nước Sự Sống

Đây là sách dạy dỗ về sự mầu nhiệm cuối cùng của Đức Chúa Trời và Nguồn của nước sự sống và mà Ngài đã giấu kín để ban cho dân sót lại cuối cùng. Quyển sách này tóm lược những nội dung lẽ thật mà chúng ta cần phải hiểu biết vào thời đại này, cùng với lời tiên tri của Đức Chúa Trời và sự ứng nghiệm như ban Mênchixêđéc, lịch sử vua Đavít, sự tái lâm và phán xét của Đức Chúa Jêsus v.v...

Dò xem sách

Khách khứa đến từ thế giới thiên sứ

Quyển sách này chứa đựng tin mừng về thế giới thiên sứ trên trời, có vô số thiên sứ đã phạm tội nên đã sanh ra làm người trên thế gian tội ác này, rồi lại được cởi bỏ hình phạt tội lỗi và quay trở lại thế giới thiên sứ trên trời. Giải thích chi tiết về các thiên sứ là ai, linh hồn của loài người đã được dựng nên như thế nào, chúng ta từ đâu đến và sẽ đi về đâu. Cho chúng ta nhận thức và hiểu biết về vấn đề linh hồn một cách đúng đắn để có được niềm vui đời đời và sự trông cậy.

Dò xem sách
Khách khứa đến từ thế giới thiên sứ - Ðấng An Xang Hồng Sách tiêu biểu
Tai ương sau cùng và ấn của Đức Chúa Trời - Ðấng An Xang Hồng Sách tiêu biểu

Tai ương sau cùng và ấn của Đức Chúa Trời

Quyển sách này chứa đựng tin tức của sự cứu rỗi chắc chắn, cho biết về con đường giúp cho những người dân của Đức Chúa Trời có thể tránh khỏi hoạn nạn và tai vạ cuối cùng. Được hiểu biết lẽ thật và lời tiên tri về các thánh đồ cuối cùng nhận lãnh sự cứu rỗi nhờ được đóng ấn của Ðức Chúa Trời vào ngày nay, giống như Nôê và gia đình đã được cứu rỗi bởi vâng phục theo lời phán của Đức Chúa Trời mà đóng nên chiếc tàu khi xảy ra đại hồng thủy vào thời đại Cựu Ước.

Dò xem sách

Luật pháp của Môise và luật pháp của Đấng Christ

Trong Kinh Thánh có hai luật pháp. Đó là luật pháp của Môise thời đại Cựu Ước và luật pháp của Đấng Christ thời đại Tân Ước. Quyển sách này giải thích một cách rõ ràng vai trò và ý nghĩa trong luật pháp của Môise và luật pháp của Đấng Christ. Cho biết về luật pháp của Đấng Christ (giao ước mới) - thực thể thông qua luật pháp của Môise (giao ước cũ) là hình bóng, giống như sự quan phòng của Đức Chúa Trời làm cho chúng ta biết được hiện tại thông qua quá khứ và biết được tương lai thông qua hiện tại.

Dò xem sách
Luật pháp của Môise và luật pháp của Đấng Christ - Ðấng An Xang Hồng Sách tiêu biểu
Trái thiện ác và Tin Lành - Ðấng An Xang Hồng Sách tiêu biểu

Trái thiện ác và Tin Lành

Đây là sách dạy dỗ về các vấn đề như: Tại sao Đức Chúa Trời đã sáng tạo nên Ađam và Êva và để họ phạm tội? Hoặc vì sao Ngài đã đặt thành ẩn náu trong thời đại Cựu Ước? Lý do và mục đích Ngài lập nên chương trình cứu chuộc là gì? v.v... Có thể học hỏi về tin lành của Tân Ước là gì, và chương trình của Ngài cho đến khi nhân loại được cứu chuộc khỏi tội ác là gì.

Dò xem sách

Giải thích về Ba Vị Thánh Nhất Thể Đức Cha - Đức Con - Đức Thánh Linh

Ngày nay, dù Cơ Đốc giáo trên toàn thế giới đều tin vào Đức Chúa Trời nhưng không có nhiều người hiểu biết chính xác về Đức Chúa Trời là Đấng như thế nào hoặc Đức Chúa Jêsus vốn là ai. Vì mỗi hội thánh đều phân tích và giải nghĩa một cách khác nhau. Theo Kinh Thánh thì Đức Cha, Đức Con và Đức Thánh Linh không phải là ba Đấng khác biệt mà chỉ là một Đấng Đức Chúa Trời. Quyển sách này trích dẫn cả Cựu Ước lẫn Tân Ước để giải tỏa những thắc mắc về Đức Chúa Trời và cho biết lời giải đáp một cách chính xác.

Dò xem sách
Giải thích về Ba Vị Thánh Nhất Thể Đức Cha - Đức Con - Đức Thánh Linh - Ðấng An Xang Hồng Sách tiêu biểu