Đức Chúa Jêsus Tái Lâm sẽ đến từ đâu?
| Lời tiên tri Kinh Thánh về phương Đông

23772 읽음

Kinh Thánh là sách làm chứng về Đấng Cứu Chúa (Giăng 5:39). Hàng trăm năm trước khi Đức Chúa Jêsus đến, sách Michê của Kinh Thánh Cựu Ước đã tiên tri trước rằng Đấng Cứu Chúa sẽ giáng sanh tại Bếtlêhem (Michê 5:2), và Đức Chúa Jêsus đã giáng sanh tại Bếtlêhem theo lời tiên tri ấy (Mathiơ 2:1-6). Giống như vậy, Kinh Thánh cũng bày tỏ về địa điểm mà Đức Chúa Jêsus Tái Lâm sẽ đến là nơi nào thông qua nhiều lời tiên tri trong Cựu Ước lẫn Tân Ước. Đó chính là phương Đông, phía mặt trời mọc.

Lịch sử cứu rỗi cuối cùng được bắt đầu tại phương Đông

Công việc đóng ấn của Đức Chúa Trời

Kinh Thánh tiên tri rằng sự cứu rỗi vào thời đại cuối cùng chỉ được hoàn thành khi Đức Chúa Jêsus lại đến một lần nữa (Hêbơrơ 9:28, Luca 21:27-28). Thế mà, trong sách Khải Huyền có ghi chép rằng nơi lịch sử cứu rỗi cuối cùng ấy được bắt đầu chính là phương Đông.

“Sau việc ấy, tôi thấy bốn vị thiên sứ đứng ở bốn góc đất, cầm bốn hướng gió lại, hầu cho không gió nào thổi trên đất, trên biển, hay là trên cây nào. Tôi lại thấy một vị thiên sứ khác, từ phía mặt trời mọc mà lên, cầm ấn của Ðức Chúa Trời hằng sống. Người cả tiếng kêu bốn vị thiên sứ đã được quyền làm hại đất cùng biển, và bảo rằng: Chớ làm hại đất, biển và cây cối, cho đến chừng nào chúng ta đã đóng ấn trên trán những tôi tớ Ðức Chúa Trời chúng ta.” Khải Huyền 7:1-3

Được chép rằng bốn thiên sứ đang cầm gió khắp bốn phương trên đất, nếu gió ấy bị thả ra thì đất cùng biển sẽ bị tai vạ làm hại. Vì vậy, gió có nghĩa là tai vạ cuối cùng giáng xuống khắp thế gian. Ngay trước khi tai vạ ấy giáng xuống, thì công việc đóng ấn của Đức Chúa Trời được diễn ra. Ấy là công việc cứu rỗi cuối cùng mà Đức Chúa Trời ban cho để cứu rỗi người dân của Ngài. Địa điểm bắt đầu công việc này chính là phương đông, “phía mặt trời mọc”. Điều này nghĩa là Đức Chúa Jêsus Tái Lâm sẽ xuất hiện tại phương Đông để trải ra công việc cứu rỗi cuối cùng.

Điềm trên mặt trời, mặt trăng và ngôi sao

Hãy xác minh sự thật rằng công việc đóng ấn của Đức Chúa Trời được tiên tri trong sách Khải Huyền chương 7 chính là công việc được diễn ra khi Đức Chúa Jêsus tái lâm. Theo Khải Huyền chương 6, trước khi công việc đóng ấn được bắt đầu thì sẽ có điềm báo đặc biệt xảy ra.

“Tôi nhìn xem, khi Chiên Con mở ấn thứ sáu, thì có một cơn động đất lớn; mặt trời bèn trở nên tối tăm như túi lông đen, cả mặt trăng trở nên như huyết. Các vì sao trên trời sa xuống đất, như những trái xanh của một cây vả bị cơn gió lớn lung lay rụng xuống.” Khải Huyền 6:12-13

Được chép rằng mặt trời bèn trở nên tối tăm như túi lông đen, cả mặt trăng trở nên như huyết, các vì sao trên trời sa xuống đất. Sau việc ấy, công việc đóng ấn của Đức Chúa Trời được bắt đầu (Khải Huyền 7:1-3). Điềm báo trên mặt trời, mặt trăng và ngôi sao như thế này cũng xuất hiện trong lời tiên tri của sách Tin Lành liên quan đến sự tái lâm của Đức Chúa Jêsus.

“Sự tai nạn của những ngày đó vừa mới qua, thì mặt trời liền tối tăm, mặt trăng không sáng, các ngôi sao từ trên trời sa xuống, và thế lực của các từng trời rúng động. Khi ấy, điềm Con người sẽ hiện ra ở trên trời, mọi dân tộc dưới đất sẽ đấm ngực, và thấy Con người lấy đại quyền đại vinh ngự trên mây trời mà xuống. Ngài sẽ sai thiên sứ mình dùng tiếng kèn rất lớn mà nhóm lại những kẻ đã được lựa chọn của Ngài ở khắp bốn phương, từ cuối phương trời nầy cho đến tận phương kia.” Mathiơ 24:29-30

Được chép rằng khi có điềm báo mặt trời trở nên tối tăm, mặt trăng không chiếu sáng và các ngôi sao từ trên trời sa xuống thì Đức Chúa Jêsus, tức là Con Người sẽ ngự trên mây trời mà đến và nhóm lại những người đã được lựa chọn. Khi so sánh với chương 6 của sách Khải Huyền có đề cập đến điềm báo trên mặt trời, mặt trăng và ngôi sao một cách đồng nhất thì rõ ràng công việc đóng ấn chính là công việc được hoàn thành khi Đức Chúa Jêsus Tái Lâm đến. Trước khi tai vạ cuối cùng giáng xuống, Đức Chúa Jêsus Tái Lâm sẽ đến tại phương Đông, phía mặt trời mọc và trải ra công cuộc cứu rỗi của Ngài.

Ðức Chúa Jêsus Tái Lâm xuất hiện với tư cách là một Người từ phương Ðông

Lời tiên tri đồng nhất cũng được ghi chép trong sách Êsai của Cựu Ước.

“Ta đã rao sự cuối cùng từ buổi đầu tiên, và đã nói từ thuở xưa những sự chưa làm nên. Ta phán rằng: Mưu của ta sẽ lập, và ta sẽ làm ra mọi sự ta đẹp ý. Ta gọi chim ó đến từ phương đông, và gọi người làm mưu ta đến từ xứ xa… Ta làm cho sự công bình ta đến gần, nó chẳng xa chi, và sự cứu rỗi của ta sẽ chẳng chậm trễ. Ta sẽ đặt sự cứu rỗi trong Siôn cho Ysơraên, là vinh hiển ta.” Êsai 46:10-13

Đức Chúa Trời đã tiên tri rằng Ngài gọi chim ó từ phương Đông, gọi một người đến từ xứ xa để ban sự cứu rỗi. Trên thực tế, không lý nào chim ó – một loài động vật lại có thể hoàn thành sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời được, cho nên chim ó tại đây đang bày tỏ về người sẽ hoàn thành mưu định của Đức Chúa Trời. Tức là, Đức Chúa Trời gọi một người được biểu tượng bởi chim ó từ xứ xa phương Đông để ban sự cứu rỗi cho người dân của Ngài. Lời tiên tri này đã được ứng nghiệm lần 1 bởi Siru – vua của nước Pherơsơ. Khoảng thế kỷ thứ 6 TCN, Siru – người được Đức Chúa Trời kêu gọi đã giải phóng cho người dân Ysơraên đang bị bắt làm phu tù tại Babylôn trong vòng 70 năm (Êsai 45:1-3,13, Êxơra 1:1-3).

Song, chính Đức Chúa Trời sẽ làm ứng nghiệm trọn vẹn lời tiên tri này. Trong Kinh Thánh, Đức Chúa Trời được biểu hiện như là “chim ó” khi Ngài ở cùng với dân sự và cứu rỗi họ (Xuất Êdíptô Ký 19:4, Phục Truyền Luật Lệ Ký 32:11-12). Giống như người dân Ysơraên bị bắt đi làm phu tù cho Babylôn đã được giải phóng bởi vua Siru, thì Đức Chúa Trời cũng sẽ đến vào ngày sau như là “một Người từ phương Đông”, để cứu rỗi người dân Ysơraên phần linh hồn đang bị phu tù trong Babylôn phần linh hồn (Khải Huyền 18:1-5).

“Ai đã khiến người kia dấy lên từ phương Đông, lấy sự công bình gọi người đến kề chân mình? Ngài phó các dân tộc trước mặt Người, khiến người cai trị các vua, phó họ như bụi cho gươm người, giống như rác rến bị gió thổi cho cung người… Những kẻ nghèo nàn thiếu thốn tìm nước mà không được, lưỡi khô vì khát; nhưng ta, Đức Giêhôva, sẽ nhậm lời họ… Ta sẽ khiến sông chảy ra trên đỉnh núi trọi, và suối trào lên giữa trũng. Ta sẽ biến sa mạc thành ao, và đất khô thành nguồn nước.” Êsai 41:2-4, 17-18

“Đây nầy, Đức Chúa Trời các ngươi sẽ lấy sự báo thù mà đến, tức là sự báo trả của Đức Chúa Trời. Chính Ngài sẽ đến và cứu các ngươi! Bấy giờ, những kẻ mù sẽ mở mắt, những kẻ điếc sẽ rỗng tai. Bấy giờ, kẻ què sẽ nhảy như con nai, lưỡi kẻ câm sẽ hát. Vì có những dòng nước trào lên trong đồng vắng, và những suối chảy ra trong nơi sa mạc. Cát nóng sẽ biến ra hồ, ruộng khô sẽ biến thành suối nước…” Êsai 35:4-7

Trong sách Êsai chương 41 đã chép rằng khi một Người từ phương Đông xuất hiện thì sẽ xảy ra sự việc giống như kỳ tích, đó là sông chảy ra trên đỉnh núi trọi, sa mạc biến thành ao và đất khô thành nguồn nước. Đây là những việc sẽ diễn ra khi Đức Chúa Trời – Đấng nguồn nước sự sống đến trái đất này (So sánh Êsai 35:4-6, Mathiơ 11:2-5). Vì thế, lời tiên tri về “một Người từ phương Đông” trong sách Êsai chương 41 chính là lời tiên tri về Đức Chúa Trời, tức là Đấng Christ đích thân đến xứ phương Đông để ban nước sự sống cho nhân loại.

Ðất nước xa xôi ở phương Đông phía mặt trời mọc là Ðại Hàn Dân Quốc

Khác với Đức Chúa Jêsus Sơ Lâm đã đến tại nước Ysơraên, Đức Chúa Jêsus Tái Lâm đến tại đất nước xa xôi phương Đông. Vậy, đất nước xa xôi của phương Đông, phía mặt trời mọc mà Đức Chúa Jêsus Tái Lâm xuất hiện là nơi nào? Trước tiên, nơi ấy phải là đất nước xa xôi ở phương Đông theo tiêu chuẩn từ địa điểm mà các đấng tiên tri đã thấy sự mặc thị. Nơi sứ đồ Giăng thấy sự mặc thị là đảo Bátmô, còn nơi đấng tiên tri Êsai đã thấy sự mặc thị là nước Ysơraên. Lấy tiêu chuẩn là đảo Bátmô và nước Ysơraên trên bản đồ thế giới để tìm đất nước xa xôi phương Đông thì có thể phát hiện ra nơi đó là Đại Hàn Dân Quốc.

Hoặc có người hỏi rằng tại sao không phải là Trung Quốc hay Nhật Bản, mà lại là Hàn Quốc. Lý do ấy là vì công việc đóng ấn của Đức Chúa Trời đã được bắt đầu tại Đại Hàn Dân Quốc. Giống như đã đề cập ở phần đầu, phương Đông được tiên tri trong Kinh Thánh phải là nơi mà công việc đóng ấn của Đức Chúa Trời được bắt đầu theo lời tiên tri trong Khải Huyền chương 7. Công việc đóng ấn của Đức Chúa Trời khiến cho thoát khỏi tai vạ chính là Lễ Vượt Qua giao ước mới (Giăng 6:27, 53-56, Mathiơ 26:17-28). Lẽ thật Lễ Vượt Qua giao ước mới đã từng biến mất trong lịch sử sau khi bị xóa bỏ tại Công đồng Nicaea năm 325 SCN, đã một lần nữa xuất hiện lại ở đâu vậy? Không phải ở Ấn Độ, hay Trung Quốc, hay Nhật Bản, mà là Đại Hàn Dân Quốc. Vì vậy, đất nước xa xôi phương Đông, phía mặt trời mọc được đề cập đến trong Kinh Thánh chính xác là Đại Hàn Dân Quốc.

Đức Chúa Jêsus Tái Lâm đã đến tại Đại Hàn Dân Quốc – đất nước phương Đông, để cứu rỗi các thánh đồ khỏi tai vạ cuối cùng bằng công việc đóng ấn của Đức Chúa Trời cho các thánh đồ, và làm sống lại những tâm linh đang khát nước sự sống. Đấng làm ứng nghiệm y nguyên theo lời tiên tri này chính là Đấng An Xang Hồng. Đấng An Xang Hồng đã xuất hiện tại Đại Hàn Dân Quốc, Ngài đã chịu phép Báptêm và bắt đầu công việc Tin Lành vào năm 30 tuổi, tức năm 1948 theo lời tiên tri về cây vả, và ngôi vua Đavít. Hơn nữa, Ngài đã khôi phục trọn vẹn lẽ thật giao ước mới kể cả Lễ Vượt Qua và nhóm lại những người dân của Đức Chúa Trời vào Siôn – là nơi ẩn náu của sự cứu rỗi (Mathiơ 24:30-31). Lời tiên tri về Đấng Christ đến phương Đông đã được ứng nghiệm như thế.

Bài viết liên quan
Trở lại

Site Map

사이트맵 전체보기