Khái lược
Kinh Thánh làm chứng rằng sự chết bắt đầu đến trên nhân loại bởi Ađam và Êva phạm tội làm trái luật pháp “Chớ ăn trái thiện ác” trong vườn Êđen. Trong quyển sách này, Đấng An Xang Hồng đã cho biết về ý nghĩa thật được chứa đựng trong chương trình cứu chuộc thông qua lịch sử vườn Êđen. Hơn nữa, Ngài cũng rao truyền sự thật rằng loài người là các thiên sứ đã phạm tội trên trời. Thông qua quyển sách này chúng ta có thể hiểu biết sự thật rằng giao ước mới chính là Tin Lành mà Đấng Christ đã rao truyền để loài người có thể trở về quê hương trên trời, và trọng tâm của giao ước mới là Lễ Vượt Qua.
Lời mở đầu
Mục đích của quyển sách này là để trả lời cho những câu hỏi sau đây một cách rõ ràng: Tại sao Ðức Chúa Trời tạo ra Ađam và Êva? Tại sao Ngài để cho hai người bị vấp phạm? Hoặc tại sao Ngài đã lập ra chương trình cứu chuộc? Hoặc tại sao Ngài đã đặt thành ẩn náu trong thời đại Cựu Ước và đến thời đại Tân Ước thì bởi cái gì mà lời tiên tri ấy, là thành ẩn náu, được ứng nghiệm trọn vẹn? Còn Tin Lành của Tân Ước là gì và làm thế nào là vâng phục Tin Lành? Ban của Mênchixêđéc được cử hành bởi cái gì? Chúng ta phải mang theo cái gì để được phép đi vào Nước Thiên Ðàng một cách bình an vô sự? Bởi vì ở thế gian này có quá nhiều giáo lý gian dối. Vậy, Kinh Thánh đã cảnh báo rằng những người bị đạo dối mê hoặc cũng sẽ bị hư mất.
Ðức Chúa Trời đã phán rằng sự cứu rỗi được ban cho thông qua đức tin, không chỉ vậy, Ngài còn phán rằng có cả đức tin gian dối nữa. Thế thì đức tin mà dẫn đến sự được cứu rỗi là đức tin như thế nào? Nếu đã có đức tin rồi thì chúng ta hãy tìm đức tin lẽ thật đúng đắn để được đi vào sự sống đời đời.
Mục lục
- Chương 1 Tại sao Ðức Chúa Trời đã đặt trái thiện ác trong vườn Êđen?
- Chương 2 Luật pháp đã được lập ra hầu cho tội lỗi gia thêm
- Chương 3 Ngày Sabát và một ngàn năm Sabát
- Chương 4 Cái được trọn vẹn và cái chưa được trọn vẹn
- Chương 5 Bị đuổi ra từ Nước Thiên Ðàng
- Chương 6 Người thuộc về đất và Ðấng thuộc về trời
- Chương 7 Tại sao Ðức Chúa Trời đã để chúng ta phạm tội tại thế giới thiên sứ?
- Chương 8 Tại sao Ðức Chúa Trời đặt ra thành ẩn náu?
- Chương 9 Tin Lành của giao ước mới là gì?
- Chương 10 Người giúp việc Tin Lành là người giúp việc giao ước mới
- Chương 11 Giao ước cũ đã thay đổi thành giao ước mới
- Chương 12 Ban của Arôn và ban của Mênchixêđéc
- Chương 13 Lễ tiệc thánh Lễ Vượt Qua
- Chương 14 Sự mầu nhiệm của Lễ Vượt Qua.
- Chương 15 Về Lễ Lều Tạm
Chương 1 Tại sao Ðức Chúa Trời đã đặt trái thiện ác trong vườn Êđen?
Khi Ðức Chúa Trời đặt trái thiện ác trong vườn Êđen, Ngài đã biết hay không biết trước Ađam và Êva sẽ hái ăn trái thiện ác?
Ðức Chúa Trời toàn tri toàn năng, là Ðấng biết sự cuối cùng từ buổi đầu tiên (Tham khảo: Êsai 46:10), nên chúng ta không thể nói được rằng Ngài không biết điều ấy. Vả, nếu Ðức Chúa Trời đã biết trước điều ấy thì chắc thật Ðức Chúa Trời đã cố ý đặt kế hoạch làm Ađam và Êva bị phạm tội. Bởi vì Ngài đã đặt thêm một lưới bẫy trùng điệp nữa, Ngài cũng làm ra con rắn để dỗ dành họ vấp phạm. Ðã được chép rằng:
Sáng Thế Ký 3:1-5 “Vả, trong các loài thú đồng mà Giêhôva Ðức Chúa Trời đã làm nên, có con rắn là giống quỉ quyệt hơn hết…”
Không chỉ điều này, mà còn việc dân Ysơraên đã phải chịu đau khổ dưới quyền của vua Pharaôn tại xứ Êdíptô nữa. Đã được chép rằng chính Ðức Chúa Trời là Ðấng để họ chịu đau đớn như vậy. Ðã được chép rằng:
Xuất Êdíptô Ký 9:15-16, Rôma 9:17-18 “Nhưng vì cớ nầy ta để ngươi còn sống, là cho ngươi thấy quyền năng của ta, hầu cho danh ta đồn khắp cả thiên hạ.”
Bởi vậy, Ðức Chúa Trời đã đặt trái thiện ác chính là để khiến cho Ađam và Êva hái ăn mà bị phạm tội, để hầu cho chỗ tội lỗi gia thêm thì ân điển lại càng dư dật hơn nữa. Ðối với Ađam và Êva, trái thiện ác đã trở thành điều răn dành cho họ. Nơi không có điều răn thì cũng không có sự phạm tội nữa (Tham khảo: Rôma 5:13).
Chương 2 Luật pháp đã được lập ra hầu cho tội lỗi gia thêm
Thế thì, tại sao Ðức Chúa Trời đặt trái thiện ác, khiến cho Ađam và Êva bị phạm tội vậy? Ðó là vì Ngài muốn cứu chuộc họ khỏi tội lỗi và cho phép đi vào sự vinh hiển đời đời. Trong vườn Êđen, sự sống đời đời chưa được quyết định, mà chỉ được ban cho kèm theo điều kiện. Nhưng khi các tội nhân được cứu chuộc bởi huyết của Ðức Chúa Jêsus thì sự sống đời đời không phải là với điều kiện nào đó, mà là được quyết định hoàn thiện trọn vẹn. Ðã được chép rằng:
Khải Huyền 21:4 “Ngài sẽ lau ráo hết nước mắt khỏi mắt chúng, sẽ không có sự chết, cũng không có than khóc, kêu ca, hay là đau đớn nữa.”
Luật pháp được lập ra trong vườn Êđen hay trên núi Sinai đều khiến cho loài người bị chết bởi luật pháp ấy. Ở vườn Êđen thì trái thiện ác là luật pháp, còn tại núi Sinai thì mười điều răn là luật pháp. Thế mà, Kinh Thánh ghi chép rằng Ðức Chúa Trời lập ra luật pháp là để cho tội lỗi gia thêm.
Rôma 5:20-21 “Vả, luật pháp đã xen vào, hầu cho tội lỗi gia thêm; nhưng nơi nào tội lỗi đã gia thêm, thì ân điển lại càng dư dật hơn nữa, hầu cho tội lỗi đã cai trị làm nên sự chết thể nào, thì ân điển cũng cai trị bởi sự công bình thể ấy, đặng ban cho sự sống đời đời bởi Ðức Chúa Jêsus Christ, là Chúa chúng ta.”
Nói cách khác, phải được cứu chuộc khỏi sự chết bởi huyết của Ðức Chúa Jêsus thì sự sống đời đời mới được quyết định một cách trọn vẹn. Ðược quyết định là tùy theo huyết của Ðức Chúa Jêsus. Nghĩa là ở nơi không có huyết của Ðức Chúa Jêsus thì cái được trọn vẹn không được hoàn thành. Sứ đồ Phaolô đã chép về điều răn rằng:
Rôma 7:10-11 “Còn tôi thì chết; vậy thì té ra điều răn vốn nên làm cho tôi sống, đã dắt tôi đến sự chết. Vì tội lỗi đã nhân dịp, dùng điều răn dỗ dành tôi và nhân đó làm cho tôi chết.”
Từ vườn Êđen, ma quỉ là kẻ luôn nhân lấy cơ hội và cứ lừa dối cả thế gian. Nhân cơ hội Ađam vắng mặt, nó đánh lừa, xui khiến Êva ăn trái thiện ác, và Êva đưa trái đó cho Ađam cùng ăn. Do đó cả hai người đều đã phải chết (Tham khảo: Sáng Thế Ký 3:1-5).
Vậy nên, chúng ta biết được rằng công việc sáng tạo trong vườn Êđen chưa phải là sáng tạo trọn vẹn, luật pháp tuyên bố tại núi Sinai chưa phải là luật pháp trọn vẹn. Ðức Chúa Trời vẫn đang làm công việc sáng tạo ra cái được trọn vẹn. Ðã được chép rằng:
Giăng 5:17 “Nhưng Ngài phán cùng họ rằng: Cha ta làm việc cho đến bây giờ, ta đây cũng làm việc như vậy.”
Ðức Chúa Jêsus đã phán ra lời này là vì người Giuđa phạm thượng đến Ngài, là Ðấng đang làm công việc sáng tạo cho loài người được trọn vẹn ngay cả vào ngày Sabát.
Thế thì khi nào công việc sáng tạo trọn vẹn sẽ được hoàn tất? Khi chúng ta nghiên cứu chương 1 trong sách Sáng Thế Ký, thì nhận thấy rằng Ðức Chúa Trời làm xong các công việc của Ngài trong 6 ngày rồi nghỉ ngơi, sứ đồ Phaolô đã giải nghĩa câu đó như sau.
Chương 3 Ngày Sabát và một ngàn năm Sabát
Hêbơrơ 4:3-6 “Dầu vậy, công việc của Ngài đã xong rồi từ buổi sáng thế. Vì luận về ngày thứ bảy, có chép rằng: Ngày thứ bảy Ðức Chúa Trời nghỉ cả các công việc Ngài. Lại một chỗ khác có chép rằng: Chúng nó sẽ chẳng hề vào sự yên nghỉ ta. Như vậy, vì đã dành cho mấy người phải vào đó, và vì những kẻ nghe tin lành ấy trước nhứt đã không vào đó bởi chẳng tin.”
Về sự yên nghỉ ấy trong câu “Ngày thứ bảy Ðức Chúa Trời nghỉ cả các công việc Ngài. Lại một chỗ khác có chép rằng: Chúng nó sẽ chẳng hề vào sự yên nghỉ ta. Như vậy, vì đã dành cho mấy người phải vào đó.”, sứ đồ Phaolô đang giải nghĩa là sự đi vào sự yên nghỉ đời đời vào lúc kết thúc 6000 năm lịch sử của loài người.
Khi nghiên cứu về ngày Sabát đến sau mỗi 6 ngày thường, hay năm Sabát đến sau mỗi 6 năm thường, điều đúng sự thật rằng các điều ấy đều được thành ra là lời tiên tri về việc tương lai. Lời tiên tri trong Kinh Thánh có lúc Ngài làm cho một ngày được ứng nghiệm ra thành một năm (Tham khảo: Dân Số Ký 14:34, Êxêchiên 4:6), mà lại cũng có ví dụ tính một ngày bằng một ngàn năm nữa.
II Phierơ 3:8 “Hỡi kẻ rất yêu dấu, chớ nên quên rằng ở trước mặt Chúa một ngày như ngàn năm, ngàn năm như một ngày.”
Vì đã có ngày Sabát của chế độ 7 ngày, lại có năm Sabát của chế độ 7 năm, nên khi soi rọi lời ấy một cách tiên tri thì bằng lẽ thật mà chúng ta biết được rằng sau khi trải qua 6000 năm lịch sử loài người, sẽ có một ngàn năm Sabát của trái đất. Vậy mà, khi nghiên cứu sách Khải Huyền, có ghi chép rằng Satan bị xiềng lại và bị quăng xuống vực mà niêm phong lại đến một ngàn năm, còn các thánh đồ thì được trị vì (nghỉ ngơi) trong một ngàn năm (Tham khảo: Khải Huyền 20:1-6). Vậy nên, câu Ðức Chúa Trời nghỉ ngơi sau khi làm xong công việc sáng tạo trong 6 ngày cho thấy việc Ngài sẽ vào sự nghỉ ngơi đời đời sau khi làm xong công việc sáng tạo trọn vẹn trong 6000 năm, và các thánh đồ được cứu chuộc sẽ cùng đi vào sự nghỉ ngơi ấy.
Về “mấy người phải vào sự nghỉ ngơi đó” trong câu “Lại một chỗ khác có chép rằng: Chúng nó sẽ chẳng hề vào sự yên nghỉ ta. Như vậy, vì đã dành cho mấy người phải vào đó.”, sứ đồ Giăng đã biểu hiện rằng các người ấy được trị vì trong một ngàn năm. Vậy với tư cách là cái chưa được trọn vẹn chứ không phải là cái được trọn vẹn, Ađam và Êva chẳng qua là mô hình trong công việc sáng tạo trọn vẹn. Tại vì, Ađam và Êva đã có thể phạm tội và cũng có thể bị chết nữa. Sứ đồ Phaolô đã chép về cái được trọn vẹn và cái chưa được trọn vẹn như sau:
I Côrinhtô 15:44-53 “Đã gieo ra là thể huyết khí, mà sống lại là thể thiêng liêng. Nếu đã có thể huyết khí, thì cũng có thể thiêng liêng; ấy vậy, có lời chép rằng: Người thứ nhứt là Ađam đã nên linh hồn sống, Ađam sau hết là thần ban sự sống. Nhưng chẳng phải thể thiêng liêng đến trước, ấy là thể huyết khí; rồi thể thiêng liêng đến sau. Người thứ nhất (Ađam) bởi đất mà ra, là thuộc về đất, người thứ hai (Ðức Chúa Jêsus) bởi trời mà ra. Người thuộc về đất thể nào, thì những kẻ thuộc về đất cũng thể ấy; người thuộc về trời thể nào, thì những kẻ thuộc về trời cũng thể ấy. Như chúng ta đã mang ảnh tượng của người thuộc về đất, thì chúng ta cũng sẽ mang ảnh tượng của người thuộc về trời.”
Nói cách khác, Ađam không phải là người thiêng liêng, tức là cái được trọn vẹn, nhưng lại là thể huyết khí, tức là cái chưa được trọn vẹn được tạo ra bởi bụi đất, mà cái chưa được trọn vẹn thuộc về đất phải được biến hóa thành cái được trọn vẹn thiêng liêng thuộc về trời.