Vì sao Lễ Vượt Qua lại quan trọng? Lẽ thật trọng tâm của sự cứu rỗi và sự sống đời đời

10518 읽음

Sở dĩ Lễ Vượt Qua quan trọng đối với các thánh đồ tin vào Đức Chúa Trời vì đây là lẽ thật trọng tâm dẫn dắt đến sự cứu rỗi. Kinh Thánh cho biết mục đích của đức tin là sự cứu rỗi linh hồn mình (I Phierơ 1:8-9). Linh hồn không được cứu rỗi sẽ phải chết ở địa ngục vì tội lỗi (Rôma 6:23, Khải Huyền 20:12-15), cho nên sự cứu rỗi linh hồn nghĩa là được thoát khỏi nguy hiểm sự chết như thế và nhận lãnh “sự sống đời đời”. Đức Chúa Trời ban lời hứa sự sống đời đời cho các thánh đồ (I Giăng 2:25), Ngài cũng cho biết phương pháp nhận được sự sống đời đời. Ấy chính là Lễ Vượt Qua giao ước mới.

Lễ Vượt Qua là luật lệ do Đức Chúa Trời phán dặn

Một lý do nữa khiến cho Lễ Vượt Qua quan trọng là vì Đấng lập ra Lễ Vượt Qua chính là Đức Chúa Trời. Vào thời đại Cựu Ước, Đức Cha Giêhôva Đức Chúa Trời đã phán dặn hãy giữ Lễ Vượt Qua trải qua mọi đời như một điều răn đời đời.

“… ấy là lễ Vượt qua của Ðức Giêhôva… Huyết bôi trên nhà các ngươi ở, sẽ dùng làm dấu hiệu; khi ta hành hại xứ Êdíptô, thấy huyết đó, thì sẽ vượt qua, chẳng có tai nạn hủy diệt các ngươi. Các ngươi hãy ghi ngày đó làm kỷ niệm; trải các đời hãy giữ làm một lễ cho Ðức Giêhôva, tức là một lễ lập ra đời đời.” Xuất Êdíptô Ký 12:10-14

Đến thời đại Tân Ước, Đức Chúa Jêsus, tức là Đức Con cũng đã phán dặn hãy giữ Lễ Vượt Qua.

“Trong ngày thứ nhứt ăn bánh không men, môn đồ đến gần Ðức Chúa Jêsus mà thưa rằng: Thầy muốn chúng tôi dọn cho thầy ăn lễ Vượt qua tại đâu?… Môn đồ làm y như lời Ðức Chúa Jêsus đã dạy mà dọn lễ Vượt qua.” Mathiơ 26:17-19

Lễ Vượt Qua là lễ trọng thể quan trọng mà Đức Chúa Trời phán lệnh hãy giữ bất luận ở thời đại nào. Vào thời đại Cựu Ước, mục đích thứ nhất Đức Chúa Trời phán dặn giữ Lễ Vượt Qua là để giải phóng người dân Ysơraên đang làm nô lệ ở xứ Êdíptô. Và mục đích sau cùng là để dẫn dắt người dân được giải phóng đi vào xứ Canaan. Điều này vào thời đại Tân Ước cũng vậy. Đức Chúa Trời đã phán dặn giữ gìn Lễ Vượt Qua là để người dân của Ngài đương làm nô lệ cho tội lỗi và sự chết được giải phóng bởi Lễ Vượt Qua, và dẫn dắt họ vào xứ Canaan phần linh hồn.

Tầm quan trọng của Lễ Vượt Qua – Lẽ thật trọng tâm của sự sống đời đời

“… Nếu các ngươi không ăn thịt của Con người, cùng không uống huyết Ngài, thì chẳng có sự sống trong các ngươi đâu. Ai ăn thịt và uống huyết ta thì được sự sống đời đời…” Giăng 6:53-54

Đức Chúa Jêsus phán rằng ai ăn thịt và uống huyết Ngài thì được sự sống đời đời. Và Ngài còn dạy dỗ chúng ta phương pháp có thể ăn thịt và uống huyết Ngài.

“Đến ngày lễ ăn bánh không men, là ngày người ta phải giết con sinh làm lễ Vượt qua… Đến giờ, Ngài ngồi bàn ăn, các sứ đồ cùng ngồi với Ngài. Ngài phán rằng: Ta rất muốn ăn lễ Vượt qua nầy với các ngươi trước khi ta chịu đau đớn… Đoạn, Ngài cầm lấy bánh, tạ ơn xong, bẻ ra phân phát cho môn đồ, mà phán rằng: Nầy là thân thể ta, đã vì các ngươi mà phó cho; hãy làm sự nầy để nhớ đến ta. Khi ăn xong, Ngài cũng làm như vậy, lấy chén đưa cho môn đồ, mà phán rằng: Chén nầy là giao ước mới trong huyết ta vì các ngươi mà đổ ra.” Luca 22:7-20

Đức Chúa Jêsus phán rằng bánh của Lễ Vượt Qua là thịt của Ngài và rượu nho Lễ Vượt Qua là huyết Ngài. Phải giữ Lễ Vượt Qua giao ước mới thì mới có thể được sự sống đời đời bởi việc ăn thịt và uống huyết Đức Chúa Jêsus. Nếu không giữ Lễ Vượt Qua thì tuyệt đối không thể được sự sống đời đời theo như lời phán rằng “Nếu các ngươi không ăn thịt của Con người, cùng không uống huyết Ngài, thì chẳng có sự sống trong các ngươi đâu.”

Đức Chúa Trời sớm đã quy định buổi chiều tối ngày 14 tháng giêng thánh lịch là Lễ Vượt Qua (Lêvi Ký 23:4-5). Vì thế, Đức Chúa Jêsus cũng chờ đợi ngày này, Ngài đã nhóm lại cùng các môn đồ vào buổi chiều tối và giữ Lễ Vượt Qua giao ước mới (Mathiơ 26:19-20). Hơn nữa, Đức Chúa Jêsus đã rất muốn giữ Lễ Vượt Qua “trước khi chịu đau đớn” (Luca 22:15). Đức Chúa Jêsus đã giữ Lễ Vượt Qua vào đêm trước ngày Ngài hy sinh trên thập tự giá (I Côrinhtô 11:23).

Ngày nay, hầu hết các hội thánh đều đồng nhất lễ tiệc thánh Lễ Vượt Qua và Lễ Phục Sinh, nhưng ngày tháng Lễ Vượt Qua mà Đức Chúa Jêsus đã làm gương hoàn toàn khác với ngày tháng Lễ Phục Sinh. Bánh và rượu nho được ăn và uống vào ngày khác mà không phải là Lễ Vượt Qua thì không thể trở thành thịt và huyết của Đức Chúa Jêsus được. Duy chỉ bánh và rượu nho được ăn và uống vào ngày 14 tháng 1 thánh lịch theo như Đức Chúa Jêsus đã làm gương thì mới trở nên thịt và huyết của Đức Chúa Jêsus chứa đựng lời hứa sự sống đời đời.

Ngài dẫn dắt đến Nước Thiên Đàng thông qua Lễ Vượt Qua

Đức Chúa Trời đã đích thân hy sinh để ban sự sống đời đời bằng bánh và rượu nho Lễ Vượt Qua biểu tượng cho thịt và huyết của Ngài. Vì sao Đức Chúa Trời muốn ban sự sống đời đời cho chúng ta đến thế dù Ngài phải chịu đựng sự khổ nạn và hy sinh? Chúng ta có thể có được lời đáp về điều này khi hiểu biết được Nước Thiên Đàng là nơi như thế nào.

“Ngài sẽ lau ráo hết nước mắt khỏi mắt chúng, sẽ không có sự chết, cũng không có than khóc, kêu ca, hay là đau đớn nữa; vì những sự thứ nhất đã qua rồi.” Khải Huyền 21:4

Nước Thiên Đàng là nơi không có sự chết. Vì vậy, những sự tồn tại phải chết vào một lúc nào đó tuyệt đối không thể đi vào Nước Thiên Đàng. Lý do Đức Chúa Jêsus mong muốn ban sự sống đời đời cho nhân loại nằm ở đây. Ngài phán dặn hãy giữ Lễ Vượt Qua hầu cho nhân loại vốn không tránh khỏi sự chết được trở thành sự tồn tại sống đời đời để dẫn dắt đến Nước Thiên Đàng. Dầu vậy, nếu làm trái mạng lịnh của Đức Chúa Trời và không giữ Lễ Vượt Qua thì không thể trông mong được đi vào Nước Thiên Đàng.

“Chẳng phải hễ những kẻ nói cùng ta rằng: Lạy Chúa, lạy Chúa, thì đều được vào nước thiên đàng đâu; nhưng chỉ kẻ làm theo ý muốn của Cha ta ở trên trời mà thôi.” Mathiơ 7:21

Dù trong thời đại Cựu Ước hay thời đại Tân Ước, việc giữ gìn Lễ Vượt Qua chính là ý muốn của Đức Chúa Trời. Duy chỉ người vâng phục ý muốn của Đức Chúa Trời mà giữ gìn Lễ Vượt Qua thì mới có thể đi vào Nước Thiên Đàng vĩnh cửu. Các thánh đồ Hội Thánh sơ khai sống theo ý muốn của Đức Chúa Trời cũng đã giữ gìn Lễ Vượt Qua giao ước mới.

“Hãy làm cho mình sạch men cũ đi, hầu cho anh em trở nên bột nhồi mới không men, như anh em là bánh không men vậy. Vì Đấng Christ là con sinh lễ Vượt qua của chúng ta, đã bị giết rồi. Vậy thì, chúng ta hãy giữ lễ…” I Côrinhtô 5:7-8

Lời “Vậy thì” trong đoạn trên có nghĩa là “Vì Đấng Christ là con sinh Lễ Vượt Qua đã hy sinh trên thập tự giá rồi”. Sứ đồ Phaolô đã không nói rằng vì hy sinh của Đức Chúa Jêsus trên thập tự giá nên chúng ta không giữ Lễ Vượt Qua cũng được. Trái lại, sứ đồ nói rằng vì Đức Chúa Jêsus là thực thể của chiên con Lễ Vượt Qua đã hy sinh trên thập tự giá rồi nên chúng ta hãy giữ Lễ Vượt Qua.

Trong Lễ Vượt Qua giao ước mới có chứa đựng tình yêu thương thật sâu thẳm của Đức Chúa Trời – Đấng mong muốn dẫn dắt nhân loại đến Nước Thiên Đàng. Như Hội Thánh sơ khai đã giữ gìn Lễ Vượt Qua kể cả sau khi Đức Chúa Jêsus hy sinh trên thập tự giá, thời đại này cũng vậy, nếu là thánh đồ đặt mục tiêu vào sự cứu rỗi linh hồn và mong muốn sinh hoạt tín ngưỡng đúng đắn thì nhất định phải giữ Lễ Vượt Qua giao ước mới.

Bài viết liên quan
Trở lại

Site Map

사이트맵 전체보기