Đức Thánh Linh là gì? Hết thảy mọi điều về Đức Thánh Linh trong Kinh Thánh

9118 읽음

Theo ý nghĩa trong từ điển, Đức Thánh Linh là từ chỉ về “Thánh Linh của Đức Chúa Trời – là một trong Ba Vị Thánh Nhất Thể”, và là “Bản thể trở nên sức mạnh căn bản trong cuộc sống phần linh hồn của Cơ Đốc nhân”. Thế thì, Đức Thánh Linh là Thể nhân cách hay sức hoạt động vô hình? Nếu là Thể nhân cách thì Đức Thánh Linh là Đấng giống với Đức Chúa Trời hay là Đấng nào khác? Kinh Thánh đưa ra lời giải đáp một cách rõ ràng về điều này. Ðức Thánh Linh là bản thể Đức Chúa Trời – Đấng có nhân cách, và là Chủ thể ban ân tứ của Thánh Linh cho các thánh đồ. Đã được tiên tri rằng Ðức Thánh Linh, là Đấng đã nhập thể với tư cách là một con trai vào 2000 năm trước, tức là Đức Con Jêsus. Đấng ấy sẽ tái lâm vào thời đại cuối cùng và ban nước sự sống cho nhân loại.

Đức Thánh Linh là gì?

Hoặc có người chủ trương rằng Đức Thánh Linh là sức hoạt động như một loại năng lượng hoặc sóng điện từ. Tuy nhiên chủ trương này là một sai lầm lớn. Đức Thánh Linh trong Kinh Thánh biết buồn rầu về hành vi sai trái của các thánh đồ(Êphêsô 4:3). Cũng lấy sự thở than, cũng cầu nguyện và cũng có ý tưởng (Rôma 8:26-27). Lại cũng đích thân phán lời (Công Vụ Các Sứ Đồ 10:19-20). Phải là sự tồn tại có suy nghĩ và cảm xúc mới có thể làm được những điều này. Đây là chứng cớ xác thực rằng Đức Thánh Linh không phải là sức hoạt động đơn thuần. Đức Thánh Linh tức là Thánh Linh của Đức Chúa Trời, không phải sự tồn tại khác với Đức Chúa Trời mà chính là bản thân Đức Chúa Trời. Vì Đức Chúa Trời là Thần (Giăng 4:24).

“… vì Đức Thánh Linh dò xét mọi sự, cả đến sự sâu nhiệm của Đức Chúa Trời nữa. Vả, nếu không phải là thần linh trong lòng người, thì ai biết sự trong lòng người? Cũng một lẽ ấy, nếu không phải là Thánh Linh của Đức Chúa Trời, thì chẳng ai biết sự trong Đức Chúa Trời.” I Côrinhtô 2:10-11

Suy nghĩ của người nào thì duy chỉ bản thân người đó mới biết được. Giống như vậy, suy nghĩ của Đức Chúa Trời thì duy chỉ Đức Chúa Trời mới có thể biết được. Thế mà, Đức Thánh Linh lại dò xét được mọi sự mầu nhiệm của Đức Chúa Trời – điều mà duy chỉ Đức Chúa Trời mới có thể biết được. Giả sử Đức Thánh Linh là sự tồn tại riêng biệt khác với Đức Chúa Trời thì đây là việc bất khả năng. Cho nên Thánh Linh của Đức Chúa Trời, tức là Đức Thánh Linh chính là bản thân của Đức Chúa Trời tồn tại ở thể Thần.

Sự ban cho (ân tứ) của Đức Thánh Linh là gì?

Khi đi đến Hội Thánh, không ít lần chúng ta nghe nói rằng “nhận lãnh Đức Thánh Linh”, “cầu khẩn Đức Thánh Linh” v.v… Cho nên có trường hợp hiểu lầm rằng Đức Thánh Linh chỉ đơn thuần là năng lực hoặc ân tứ của Đức Chúa Trời. Tuy nhiên “Đức Thánh Linh” và “ân tứ của Đức Thánh Linh” là khác nhau. Tại nơi mà Đức Thánh Linh ở cùng, có năng lực của Đức Thánh Linh được tỏ ra. Năng lực hoặc tài năng ấy được gọi là ân tứ của Đức Thánh Linh. Có ý nghĩa là món quà mà Đức Thánh Linh ban cho bởi ân huệ của Ngài. Có nhiều loại ân tứ của Đức Thánh Linh, bởi Đức Thánh Linh ban phát cho mỗi người tùy theo ý muốn của Ngài (I Côrinhtô 12:4-11). Có thể hiểu ra rằng Đức Thánh Linh không phải là bản thân năng lực nhưng là Đức Chúa Trời – Đấng ban cho ân tứ ấy hầu cho các loại năng lực được tỏ ra nơi mỗi người.

“Hết thảy đều được đầy dẫy Đức Thánh Linh, khởi sự nói các thứ tiếng khác, theo như Đức Thánh Linh cho mình nói.” Công Vụ Các Sứ Đồ 2:4

Các thánh đồ Hội Thánh sơ khai giữ Lễ Ngũ Tuần đã nhận được ân tứ nói các thứ tiếng “theo như Đức Thánh Linh cho mình nói”. Nói cách khác, ân tứ của Đức Thánh Linh – năng lực nói các thứ tiếng đã được tỏ ra bởi sự Đức Thánh Linh giáng xuống trên các thánh đồ và làm công việc. Ngoài ra, biểu hiện “đổ xuống Đức Thánh Linh”, “nhận lãnh Đức Thánh Linh” được xuất hiện nhiều nơi trong Kinh Thánh. Nói chính xác là ân tứ của Đức Thánh Linh nhưng được biểu hiện một cách ngắn gọn là Đức Thánh Linh (Công Vụ Các Sứ Đồ 2:18, 33). Dù được biểu hiện đồng nhất là “Đức Thánh Linh” nhưng cũng có thể chỉ về “Đức Chúa Trời thể thần linh” hoặc cũng có thể nói về “ân tứ của Đức Thánh Linh” tùy theo mạch văn.

Đức Thánh Linh và Đức Con Jêsus là một Đấng

2000 năm trước, Thánh Linh của Đức Chúa Trời, tức là Đức Thánh Linh đã mặc lấy xác thịt và đến trái đất này với tư cách là một con trai. Đấng ấy chính là Đức Con Jêsus, là Đấng đã giáng sanh qua thân thể của Mari (Êsai 9:5, Mathiơ 1:18-23). Các sứ đồ đã nhận biết một cách đúng đắn rằng Đức Chúa Jêsus là Đức Chúa Trời mặc xác thịt đến thế gian, nên họ đã làm chứng rằng Đức Thánh Linh và Đức Con Jêsus là một Đấng.

“Cũng một lẽ ấy, Đức Thánh Linh giúp cho sự yếu đuối chúng ta. Vì chúng ta chẳng biết sự mình phải xin đặng cầu nguyện cho xứng đáng; nhưng chính Đức Thánh Linh lấy sự thở than không thể nói ra được mà cầu khẩn thay cho chúng ta… Ðức Chúa Jêsus Christ là Ðấng đã chết, và cũng đã sống lại nữa, Ngài đang ngự bên hữu Ðức Chúa Trời, cầu nguyện thế cho chúng ta.” Rôma 8:26-27, 34

Sứ đồ Phaolô vừa nói rằng Đức Thánh Linh cầu khẩn thay cho các thánh đồ, lại vừa làm chứng rằng Đức Chúa Jêsus cầu nguyện thế cho các thánh đồ. Điều này nghĩa là Đức Thánh Linh là Đấng có cùng bản thể với Đức Chúa Jêsus. Sứ đồ Phierơ cũng để lại ghi chép với ý nghĩa đồng nhất.

“… các đấng tiên tri đã tìm tòi suy xét, và đã nói tiên tri về ân điển định sẵn cho anh em: nghĩa là tìm cho biết thời kỳ nào và thời kỳ cách nào mà Thánh Linh Đấng Christ ở trong lòng mình đã chỉ cho, là khi làm chứng trước về sự đau đớn của Đấng Christ và về sự vinh hiển sẽ theo sau.” I Phierơ 1:10-11

“Trước hết, phải biết rõ rằng chẳng có lời tiên tri nào trong Kinh thánh lấy ý riêng giải nghĩa được. Vì chẳng hề có lời tiên tri nào là bởi ý một người nào mà ra, nhưng ấy là bởi Đức Thánh Linh cảm động mà người ta đã nói bởi Đức Chúa Trời.” II Phierơ 1:20-21

Phierơ nói rằng các đấng tiên tri Cựu Ước đã ghi chép lời tiên tri nhờ được cảm động bởi Thánh Linh của Đấng Christ, đồng thời cũng nói rằng họ được cảm động bởi Đức Thánh Linh. Đây cũng là chứng cớ cho biết rằng Đức Thánh Linh và Đức Chúa Jêsus là một Đấng.

Đức Thánh Linh là Đức Chúa Jêsus Tái Lâm, Đấng Cứu Chúa của thời đại Đức Thánh Linh

Ngoài ra, trong Kinh Thánh Tân Ước, từ “Đức Thánh Linh” cũng được dùng như một biểu hiện để chỉ về Đức Chúa Jêsus Tái Lâm – là Đấng Cứu Chúa của thời đại Đức Thánh Linh.

“… vì lễ cưới Chiên Con đã tới, và vợ Ngài đã sửa soạn… Thiên sứ phán cùng tôi rằng: Hãy chép: Phước thay cho những kẻ được mời đến dự tiệc cưới Chiên Con!” Khải Huyền 19:7-9

Tại đây, “Chiên Con” là Đức Chúa Jêsus, nhưng là Đức Chúa Jêsus Tái Lâm, vì Chiên Con tại đây xuất hiện cùng với cô dâu đã chưa từng xuất hiện vào thời Sơ Lâm. Sứ đồ Giăng đã tiên tri rằng Đức Chúa Jêsus là chàng rể, và cô dâu (Vợ Ngài) sẽ xuất hiện vào thời đại cuối cùng. Còn trong sách Khải Huyền chương 22 được ghi chép bởi cùng một ngòi bút, thì tiên tri rằng Thánh Linh và Vợ Mới sẽ xuất hiện và mời nhiều người đến dự tiệc cưới Nước Thiên Đàng.

“Thánh Linh và vợ mới cùng nói: Hãy đến! Kẻ nào nghe cũng hãy nói rằng: Hãy đến! Ai khát, khá đến. Kẻ nào muốn, khá nhận lấy nước sự sống cách nhưng không.” Khải Huyền 22:17

Đấng Cứu Chúa, tức là Đức Chúa Jêsus Tái Lâm ban nước sự sống (sự cứu rỗi) một cách nhưng không cho người nào nghe, người nào khát và người nào mong muốn vào thời đại cuối cùng này, chính là Đức Thánh Linh. Đức Chúa Jêsus cũng đã tiên tri rằng Ngài sẽ tái lâm trong tương lai như sau:

“Ta lại sẽ nài xin Cha, Ngài sẽ ban cho các ngươi một Ðấng Yên Ủi khác, để ở với các ngươi đời đời … Ta (Đức Chúa Jêsus) không để cho các ngươi mồ côi đâu, ta sẽ đến cùng các ngươi.” Giăng 14:16-18

Đức Chúa Jêsus phán rằng sẽ gửi một Đấng Yên Ủi khác, rồi ngay sau đó lại phán rằng bản thân Đức Chúa Jêsus sẽ đến, điều này nghĩa là Đức Chúa Jêsus sẽ đến với tư cách là một Đấng Yên Ủi khác. “Đấng Yên Ủi khác” nghĩa là Đức Thánh Linh sẽ đến trong tương lai.

“Nhưng Đấng Yên ủi, tức là Đức Thánh Linh mà Cha sẽ nhân danh ta sai xuống, Đấng ấy sẽ dạy dỗ các ngươi mọi sự, nhắc lại cho các ngươi nhớ mọi điều ta đã phán cùng các ngươi.” Giăng 14:26

“Đức Thánh Linh mà Cha nhân danh ta sai xuống” mà Đức Chúa Jêsus làm chứng, chính là Đức Thánh Linh lại đến lần nữa sau thời Sơ Lâm, nên chỉ về Đức Chúa Jêsus Tái Lâm – Đấng Cứu Chúa sẽ xuất hiện vào thời đại sau rốt. Theo đó, Đức Chúa Jêsus đã tự xưng bản thân Ngài Đức Chúa Jêsus Tái Lâm là Đức Thánh Linh.

Danh của Đức Thánh Linh là gì?

Đức Chúa Jêsus đã nhìn xem trước ngày cuối cùng của thế gian, Ngài cho biết rằng không chỉ có danh của Đức Cha và Đức Con mà còn có danh của Đức Thánh Linh nữa.

”Vậy, hãy đi dạy dỗ muôn dân, hãy nhân danh Ðức Cha, Ðức Con, và Ðức Thánh Linh mà làm phép báptêm cho họ…” Mathiơ 28:19-20

Danh của Đức Cha là danh của Đấng Cứu Chúa vào thời đại Đức Cha, danh của Đức Con là danh của Đấng Cứu Chúa vào thời đại Đức Con. Việc đề cập đến danh của Đức Thánh Linh cùng với những danh này có nghĩa là danh của Đức Thánh Linh chính là danh của Đấng Cứu Chúa vào thời đại Đức Thánh Linh.

Trong sách Khải Huyền đã tiên tri rằng danh của Đức Thánh Linh là danh mới của Đức Chúa Jêsus, tức là danh của Đức Chúa Jêsus Tái Lâm (Khải Huyền 3:12, 2:17). Theo đó, “Đức Thánh Linh” trong Mathiơ 28:19 có nghĩa là Đức Chúa Jêsus Tái Lâm – Đấng Cứu Chúa vào thời đại Đức Thánh Linh. Đức Thánh Linh có nghĩa là Thánh Linh của Đức Chúa Trời, nhưng mặt khác cũng nói về Đức Chúa Jêsus Tái Lâm – Đấng Cứu Chúa vào thời đại Đức Thánh Linh.

Đức Thánh Linh – Đấng bản thể Đức Chúa Trời ở cùng với người dân của Ngài kể cả thời đại Đức Cha, thời đại Đức Con, và dẫn dắt công cuộc cứu chuộc của Ngài (II Samuên 23:2, Công Vụ Các Sứ Đồ 8:29). Vào thời đại Đức Thánh Linh là thời đại cuối cùng, Ngài lại đến trái đất lần thứ hai với danh mới của Đức Chúa Jêsus, mở ra ngọn suối nước sự sống và ban sự cứu rỗi cho chúng ta. Duy chỉ thông qua Kinh Thánh, chúng ta mới có thể hiểu biết về Đức Thánh Linh là Đức Chúa Jêsus Tái Lâm, Đấng Cứu Chúa vào thời đại này (Giăng 5:39).

Bài viết liên quan
Trở lại

Site Map

사이트맵 전체보기