Thờ phượng Chủ nhật không có trong Kinh Thánh | Nguồn gốc, lịch sử

4955 읽음

Ngày nay, nhiều hội thánh gọi Chủ nhật là “Chúa nhật” và giữ thờ phượng vào Chủ nhật. Thế nhưng, theo Kinh Thánh thì ngày thờ phượng mà Đức Chúa Trời phán lệnh hãy giữ là ngày thứ bảy Sabát, là Thứ Bảy theo chế độ lịch ngày nay (Sáng Thế Ký 2:1-3, Xuất Êdíptô Ký 20:8-11). Đức Chúa Jêsus và các sứ đồ cũng đã giữ ngày Sabát theo luật lệ chứ đã không giữ Chủ nhật (Luca 4:16, Công Vụ Các Sứ Đồ 17:2, 18:4). Làm thế nào ngày Sabát trong Kinh Thánh đã bị biến đổi thành thờ phượng Chủ nhật? Hãy dò xem quá trình Chủ nhật – ngày thánh của đạo thần mặt trời La Mã, tức là đạo Mithra bị biến đổi thành ngày thờ phượng của Cơ Đốc giáo.

Chủ nhật vốn là ngày thánh của đạo Mithra

Khi Cơ Đốc giáo được truyền bá đến La Mã thì tôn giáo có sức ảnh hưởng nhất trong đế quốc La Mã lúc bấy giờ là đạo Mithra. Đạo Mithra phát sinh từ đạo Zoroaster của nước Pherơsơ, là tôn giáo sùng bái thần mặt trời Mithra, đã được du nhập vào La Mã khoảng thế kỷ thứ 1 TCN. Mithra được biết đến như là “thần bất khả chinh phục” hoặc “thần trẻ bất diệt”, và được tôn kính trong tầng lớp quân đội. Sau đó, đạo Mithra được lan truyền đến các tầng lớp quý tộc và hoàng thất và được nâng lên thành thần bảo hộ đế quốc và hoàng đế. Ngày thánh của đạo Mithra này chính là Chủ nhật (Sunday).

“③ Tính ưu việt của Chủ nhật giữa các tôn giáo ngoại bang: Một trong vô số tôn giáo Đông phương đã được ưa chuộng tại đế quốc La Mã, đặc biệt là giữa các quân nhân vào đầu thời đại Cơ Đốc giáo chính là tôn giáo Mithra được du nhập từ Pherơsơ. Mithra là thần của mặt trời. Nói một cách kết luận thì đạo Mithra đã coi Chủ nhật là ngày thánh.” “Chúa nhật”, 『Từ điển Bách khoa Cơ Đốc giáo cuốn 14』, Nhà xuất bản Cơ Đốc giáo, 1998, trang 116.

Nguồn gốc của thờ phượng Chủ nhật

Sự bức hại của đế quốc La Mã đối với Cơ Đốc giáo gia tăng

Khác với đạo Mithra, giáo Giuđa và Cơ Đốc giáo là tôn giáo không nhận được sự hoan nghênh từ người La Mã. Những người La Mã bị ăn sâu bởi tư tưởng đa thần giáo đã không thể hiểu được giáo Giuđa và Cơ Đốc giáo – là tín ngưỡng chỉ tin vào một thần duy nhất. Thêm vào đó, hoàng thất La Mã đã coi những người Giuđa và Cơ Đốc nhân là kẻ phản nghịch, vì họ từ chối tham gia vào sự kiện quốc gia và tôn thờ hoàng đế. Đặc biệt, họ đã bắt bớ Cơ Đốc giáo – là tôn giáo được lan rộng đến nhiều dân tộc, khác với giáo Giuđa chỉ giới hạn trong một dân tộc thiểu số.

Trong tình huống ấy, vào khoảng thế kỷ thứ 1-2, đã nổ ra hai cuộc chiến tranh Giuđa bởi sự mâu thuẫn giữa đế quốc La Mã và người Giuđa. Xét trên lập trường của người La Mã, thì người Giuđa đã dấy lên cuộc phản loạn hết lần này đến lần khác. Trong quá trình mâu thuẫn ấy, người La Mã đã đàn áp người Giuđa. Song, các Cơ Đốc nhân cũng tin vào một thần duy nhất và nhóm lại để thờ phượng vào ngày Sabát giống như người Giuđa. Do đó, sự bắt bớ đối với Cơ Đốc giáo cũng tăng thêm.

Hội thánh La Mã chủ trương thờ phượng Chủ nhật

Lúc bấy giờ, Hội Thánh Tây phương có trung tâm là La Mã đang được điều hành chủ yếu bởi các tín đồ ngoại bang. Họ có sự phản cảm sâu sắc với những người Giuđa đã đóng đinh Đức Chúa Jêsus trên thập tự giá và không ngừng bắt bớ Cơ Đốc giáo. Ngoài ra, khi cuộc đàn áp ở La Mã gia tăng vì người Giuđa, đã có quan điểm cho rằng ngày Sabát – điều răn của Đức Chúa Trời, là ngày thờ phượng của giáo Giuđa đã gây nên sự bắt bớ không ngừng đối với Cơ Đốc giáo. Đó là suy nghĩ cho rằng không nhất thiết phải chịu sự bắt bớ hơn nữa từ đế quốc La Mã bởi việc Hội Thánh tuân thủ ngày Sabát một cách cứng nhắc. Nếu lấy Chủ nhật làm ngày thờ phượng thay cho ngày Sabát thì sẽ làm vui lòng những người La Mã vốn thần thánh hóa Chủ nhật và có thể làm giảm đi sự bức hại, thậm chí còn xuất hiện chủ trương rằng việc làm ấy sẽ khiến người La Mã cải đạo dễ dàng hơn.

Cuối cùng, hội thánh La Mã đã bắt đầu thờ phượng vào Chủ nhật thay cho Thứ Bảy – ngày Sabát từ đầu thế kỷ thứ 2. Họ đã lấy sự thật Đức Chúa Jêsus phục sinh vào Chủ nhật mà hợp lý hóa thờ phượng Chủ nhật. Họ đã từ bỏ sự dạy dỗ của Đức Chúa Jêsus và tấm gương của các sứ đồ, là những người đã dâng thờ phượng vào ngày Sabát Thứ Bảy mà lại thêm ý tưởng của loài người vào. Song, không phải hết thảy mọi Hội Thánh đều chấp nhận việc thờ phượng Chủ nhật. Khác với các hội thánh Tây phương có trung tâm là La Mã, Hội Thánh Đông phương vẫn giữ ngày Sabát vào Thứ Bảy đến tận thế kỷ thứ 4.

“Thế kỷ thứ 2 sau thời đại các sứ đồ (năm 100-313)

Lễ thờ phượng hàng tuần, tức lễ thờ phượng ngày Sabát đã được kéo dài cho đến thời kỳ này, nhưng vào cuối thời kỳ thì dần dần đổi thành thờ phượng vào ngày thứ nhất của Chúa, tức là Chủ nhật.” Song Nak Won, 『Sử Hội Thánh』, Nhà xuất bản Lee Geon, 1981, trang 101.

“Constantine Đại đế ban hành sắc lệnh đầu tiên, bắt buộc công vụ hành chánh và tư pháp phải được ngưng nghỉ vào Chủ nhật, rồi cấm việc huấn luyện quân đội và cấm xem cuộc biểu diễn vào ngày này. Song, ông không có ý định chuyển chế độ của ngày Sabát của Cựu Ước sang Chủ nhật. Phương Đông vẫn giữ Thứ Bảy là ngày Sabát.” 『Sử Hội Thánh』, Kim Ui Hwan kiểm tra và sửa đổi, NXB Văn hóa Sejong, 2000, trang 145.

Lịch sử thờ phượng Chủ nhật được xác lập

Sắc lệnh Milan và công nhận Cơ Đốc giáo

Năm 313 SCN, Cơ Đốc giáo đã gặp thời kỳ bước ngoặt lớn bởi sắc lệnh Milan của hoàng đế Constantine. Constantine đã công nhận Cơ Đốc giáo thông qua sắc lệnh Milan, và dần dần tiến hành chính sách ủng hộ Cơ Đốc giáo.

Dầu Constantine ủng hộ Cơ Đốc giáo, nhưng ấy không phải là ông có đức tin một cách thuần túy vào Cơ Đốc giáo. Cho đến tận khi chết, ông vẫn giữ chức vụ thầy tế lễ cao nhất của tôn giáo La Mã là Pontifex Maximus, và tự do tham gia các nghi lễ của người ngoại đạo. Ngoài ra, trên đồng tiền của ông cũng có biểu tượng của thần ngoại bang, là thần mặt trời bất diệt.

“Constantine đã liên tục giữ chức vụ thầy tế lễ thượng phẩm ngoại bang, với danh hiệu là Pontifex Maximus (chức vụ tối cao nhất trong giới tôn giáo La Mã), và trong suốt một thập kỷ, đồng tiền của ông có biểu tượng của thần ngoại bang, là thần mặt trời bất diệt mà ông yêu thích nhất… Việc hiểu biết về sự tôn kính mặt trời là tôn giáo trước thời Constantine là một điều rất quan trọng… Ở một mặt khác, Constantine đã liên tục coi mặt trời đồng nhất với Đức Chúa Trời của Cơ Đốc giáo.” A Lion Handbook 『The History of Christianity』, dịch bởi Song Kwang Taek, NXB Lời sự sống, 1991, trang 130-131.

Constantine đã chọn Cơ Đốc giáo làm tôn giáo để buộc toàn đế quốc thành một nhằm thống trị một cách có hiệu quả về mặt chính trị.

“Constantine càng ngày càng ủng hộ các Cơ Đốc nhân hơn trong đời cai trị của mình; vả chúng ta có thể nêu ra kết luận rằng mục đích sự ủng hộ ấy của ông là nhằm làm cho Cơ Đốc giáo đóng vai trò của xi măng để buộc toàn đế quốc thành một khối.” W. C. Wand, 『Sử Hội Thánh (Tập đầu) 』, dịch bởi Lee Jang Sik, Hội Văn thư Cơ Đốc giáo Đại Hàn, năm 2000, trang 192.

Lệnh nghỉ việc vào Chủ nhật

Constantine đã đánh đồng thần mặt trời mà mình yêu thích nhất với Đấng Christ, và định ý thống nhất thế lực của đạo thần mặt trời và Cơ Đốc giáo. Pháp lệnh chứa đựng ý đồ ấy chính là Lệnh nghỉ việc vào Chủ nhật được ban hành năm 321 SCN.

“Mọi quan án, thị dân và người thợ phải nghỉ vào ngày Chủ nhật – là ngày mặt trời tôn nghiêm (Sunday)!… Ngày 7 tháng 3 năm 321 SCN. Sắc lệnh của Constantine” A Lion Handbook 『The History of Christianity』, dịch bởi Song Kwang Taek, NXB Lời sự sống, 1991, trang 144.

Khi xem biểu hiện như “ngày mặt trời tôn nghiêm”, chúng ta có thể biết được rằng Lệnh nghỉ việc vào Chủ nhật là sắc lệnh không chỉ vì những Cơ Đốc nhân tại La Mã mà còn là sắc lệnh ủng hộ cho những người theo đạo Mithra. Đây là diệu sách thống nhất đạo thần mặt trời vốn coi Chủ nhật là ngày thánh với hội thánh Tây phương vốn đã rời bỏ sự dạy dỗ của Đức Chúa Trời và thờ phượng Chủ nhật. Vì thế, đối với những người theo đạo Mithra – coi Chủ nhật là ngày thánh, cũng chẳng có lý do nào để phản đối sắc lệnh này.

“Có lẽ ý nghĩa quan trọng nhất của chính sách này là việc ban hành pháp lệnh quy định Chủ nhật là ngày thờ phượng vào năm 321. Pháp lệnh này là một sự công nhận tính bình đẳng giữa ngày của Chúa với ngày lễ của ngoại đạo, sự đặc thù của nó được tỏ ra bằng sự nghỉ việc vào Chủ nhật. Song, ngày này không mang tên gọi nào của Cơ Đốc giáo, nhưng chỉ được mô tả đơn thuần là ngày mừng đáng tôn kính, và về điều này không người ngoại đạo nào có thể phản đối được.”

※ Ngày mừng đáng tôn kính: Trong sách bản gốc tiếng Anh được ghi chép bằng tiếng Latinh là “dies venerabilis solis (ngày mặt trời tôn nghiêm)”. W. C. Wand, 『Sử Hội Thánh (Tập đầu) 』, dịch bởi Lee Jang Sik, Hội Văn thư Cơ Đốc giáo Đại Hàn, năm 2000, trang 193.

Bởi quyền uy của hoàng đế, Lệnh nghỉ việc vào Chủ nhật bắt buộc hết thảy mọi người trong đế quốc phải nghỉ vào Chủ nhật, pháp lệnh này đã đem đến kết quả thờ phượng ngày Sabát đã bị xóa bỏ và thờ phượng Chủ nhật được xác lập. Trước năm 321, hội thánh La Mã và một số hội thánh dưới sự ảnh hưởng ấy mới giữ thờ phượng Chủ nhật, nhưng từ sau năm 321, kể cả các Hội Thánh Đông phương vốn tuân thủ ngày Sabát cũng bị khuất phục bởi tôn giáo thần mặt trời La Mã. Đây là lý do nhiều hội thánh ngày nay đang giữ Chủ nhật, ngày thánh của ngoại đạo như là “Chúa nhật” trong khi không giữ ngày Sabát trong Kinh Thánh.

Thờ phượng Chủ nhật là điều răn của loài người

Như đã được tỏ ra trong lịch sử, thờ phượng Chủ nhật chỉ là “điều răn của loài người” được làm ra bởi suy nghĩ của loài người, chứ không hề bắt nguồn từ sự dạy dỗ của Đức Chúa Jêsus hay các sứ đồ. Chủ nhật – ngày tôn kính mặt trời mà nhiều hội thánh đang giữ không thể được thay đổi thành ngày thờ phượng Đức Chúa Trời.

Đức Chúa Jêsus đã trách mắng những người Pharisi và thầy thông giáo, là những người coi trọng lời truyền khẩu (truyền thống) do loài người làm ra hơn là điều răn của Đức Chúa Trời. Thông qua trích dẫn lời tiên tri của đấng tiên tri Êsai (Êsai 29:13-14), Đức Chúa Jêsus đã nhấn mạnh rằng việc thờ phượng Đức Chúa Trời chỉ bằng môi miệng bởi sự gìn giữ luật lệ của loài người và từ bỏ điều răn của Đức Chúa Trời là sự thờ phượng vô ích chẳng thể mang đến phước lành.

“Hỡi kẻ giả hình! Êsai đã nói tiên tri về các ngươi phải lắm, mà rằng: Dân nầy lấy môi miếng thờ kính ta; Nhưng lòng chúng nó xa ta lắm. Sự chúng nó thờ lạy ta là vô ích, Vì chúng nó dạy theo những điều răn mà chỉ bởi người ta đặt ra.” Mathiơ 15:7-9

Lời này không đơn thuần chỉ về những người Pharisi 2000 năm trước. Dù là bất cứ ai, nếu từ bỏ điều răn của Đức Chúa Trời và giữ theo điều răn của loài người thì dù cho họ có thờ lạy Đức Chúa Trời nhiều bao nhiêu hoặc siêng năng đến đâu đi chăng nữa, thì họ cũng không bao giờ nhận được bất kỳ phước lành nào. Các thánh đồ thật sự kính sợ Đức Chúa Trời và yêu mến Ngài thì vâng giữ các điều răn của Đức Chúa Trời (Giăng 14:15). Phước lành của sự cứu rỗi được ban cho những người giữ ngày thứ bảy Sabát, là điều răn của Đức Chúa Trời được Kinh Thánh làm chứng.

FacebookTwitterEmailLineKakaoMessage
Bài viết liên quan
Trở lại

Site Map

사이트맵 전체보기