ahnsahnghong.com is provided in English. Would you like to change to English?

Nguồn gốc và khởi nguyên của lễ giáng sinh | Ngày kỷ niệm của ngoại đạo

4847 읽음

Thuật ngữ Christmas (Lễ giáng sinh) nghĩa là “lễ Misa của Đấng Christ” được kết hợp từ chữ “Christ” và “mass” – nghĩa là lễ Misa. Vô số các hội thánh đang kỷ niệm lễ giáng sinh hàng năm như là ngày giáng sinh của Đức Chúa Jêsus, thế nhưng điều này không hề có vào đương thời Hội Thánh sơ khai. Bởi vì lễ giáng sinh được hình thành vào thế kỷ thứ 4, trải qua hàng trăm năm kể từ đó. Hãy cùng dò xem nguồn gốc và ý nghĩa lịch sử của lễ giáng sinh đã bắt đầu như thế nào mà lại vươn ra khỏi quy mô như là ngày kỷ niệm của tôn giáo hoặc quốc gia đặc trưng, và được coi là một lễ hội trên toàn thế giới vào ngày nay.

Ngày 25 tháng 12 vốn dĩ là ngày sinh nhật của thần mặt trời

Vào khoảng thế kỷ thứ 1 TCN, đạo Mithra là tôn giáo được phát sinh từ đạo Zoroaster của nước Pherơsơ, đã được du nhập vào La Mã, và nắm giữ vị trí như là “quốc giáo của La Mã”. Đạo Mithra là tôn giáo tin vào thần mặt trời Mithra. Ngày sinh của thần mặt trời Mithra là ngày Đông chí mà ban ngày ngắn nhất trong một năm theo lịch của La Mã cổ đại, tức là ngày 25 tháng 12.

Mithra được biết đến với tên gọi “Sol Invictus”, tức là “thần mặt trời bất khả chinh phục”, và được tôn kính trong tầng lớp quân đội. Sau cuộc viễn chinh phương Đông (106 TCN – 48 TCN) của Pompey, Mithra được tôn lên như thần bảo hộ của đế quốc La Mã. Sau khi hoàng đế Aurelian (trị vì năm 270 đến năm 275 SCN) đánh bại kẻ thù ở Emesa – là quê hương của thần mặt trời Mithra, ông tuyên bố rằng Mithra đã bỏ rơi dân mình và đem lại chiến thắng cho La Mã, ông định ra ngày 25 tháng 12 năm 274 là “ngày sinh của thần mặt trời bất khả chinh phục” và tuyên bố là ngày quốc gia của đế quốc La Mã, rồi mở rộng thành sự kiện chúc mừng trên diện rộng.

Hội thánh La Mã chấp nhận ngày sinh của thần mặt trời

Hoàng đế Constantine – người công nhận Cơ Đốc giáo vào năm 313 cũng rất yêu thích Mithra – “thần mặt trời bất khả chinh phục”. Kể cả sau khi công nhận Cơ Đốc giáo, Constantine đã coi thần mặt trời của đạo Mithra và Đức Chúa Trời của Cơ Đốc giáo như là một vị thần đồng nhất, và định kết hợp hai tôn giáo thành một. Trong bối cảnh như thế, hội thánh đã bị thế tục hóa khi nhận được nhiều ưu đãi từ đế quốc La Mã đương thời, đã bỏ đi những điều thuần khiết mà tiếp nhận tư tưởng và hình tượng của ngoại đạo. Một trong đó là việc kỷ niệm ngày 25 tháng 12, ngày sinh của thần mặt trời.

Cơ Đốc giáo và phong tục ngoại bang

“Hội thánh Cơ Đốc đã chấp nhận nhiều tư tưởng và biểu tượng của ngoại bang. Ví dụ như ngày giáng sinh của Đức Chúa Jêsus đã được chế định vào ngày 25 tháng 12, là ngày sinh của mặt trời bắt nguồn từ việc sùng bái mặt trời.” Tim Dowley, The History of Christianity (A Lion Handbook), Lion Publishing, 1994

Theo nguyên văn tiếng Anh, “ngày sinh của mặt trời” trong đoạn trên được ghi chép là “the birthday of the Sun”. Ngày sinh nhật của thần mặt trời được đưa vào trong hội thánh và biến thành ngày sinh của Đức Chúa Jêsus. Hội thánh đầu tiên giữ lễ giáng sinh là hội thánh La Mã.

“Hết thảy mọi nhà thờ Công giáo và hầu hết nhà thờ Chính thống giáo và hội thánh Tin Lành đều giữ lễ kỷ niệm này vào ngày 25 tháng 12. … Dường như “ngày sinh của thần mặt trời vô địch” (Natale Solis Invicti) đã được Cơ Đốc hóa. … Bằng cách thay Đấng Christ vào thần mặt trời này, giám mục Liberio của La Mã đã quyết định ngày này là lễ Giáng sinh vào năm 354 và ghi chép vào lịch lễ hội của La Mã năm đó. Rồi vào đầu thế kỷ thứ 5, ngày này chính thức được tuyên bố là ngày lễ Giáng sinh của Đức Chúa Jêsus.” “Ngày đại lễ mừng Chúa Giáng Sinh”, “Đại từ điển Catholic Hàn Quốc”, Viện nghiên cứu Lịch sử Hội Thánh Hàn Quốc, năm 1985.

Vào khoảng năm 354, hội thánh La Mã đã bắt đầu giữ ngày sinh của thần mặt trời. Họ đã chấp nhận ngày sinh của một thần ngoại bang hoàn toàn không có liên quan gì đến ngày giáng sinh của Đức Chúa Jêsus, và làm thành giáo lý của họ. Điều này nghĩa là các thánh đồ Hội Thánh sơ khai, kể cả các sứ đồ cũng không có ai giữ lễ giáng sinh cả. Trên thực tế, trong Kinh Thánh không có chỗ nào ghi chép về lễ giáng sinh.

Khởi nguyên của lễ giáng sinh là ngày lễ hội của ngoại đạo

Trong một sách khác giải thích rằng 3 ngày lễ hội lớn diễn ra vào tháng 12 ở La Mã cổ đại là khởi nguyên của lễ giáng sinh.

“Lễ giáng sinh: Việc kỷ niệm lễ giáng sinh vào ngày 25 tháng 12 đã xuất hiện trong ghi chép vào năm 354, tức là thời đại của Liberius – giám mục La Mã. Ngày này được kỷ niệm tại thành Constantinople vào năm 379, và được truyền đến Êdíptô và Palestine. Nếu nói riêng về khởi nguyên của lễ giáng sinh thì phong tục ấy bắt nguồn từ La Mã. Ở nước La Mã, vào cuối tháng 12 đã có ba lễ lớn liên tiếp được tổ chức.

Lễ đầu tiên là Saturnalia được tổ chức từ ngày 12 đến 24. Khi thần Saturn cai trị tạm thời thì đất nước đã tận hưởng thời đại hoàng kim, mà người ta dâng tế lễ để kỷ niệm sự ấy. Trong những ngày lễ này, mọi người đều uống rượu và say sưa buông tuồng, không phân biệt kẻ giàu người nghèo, không kể người chủ, kẻ tôi tớ.

Lễ thứ hai là lễ Sigillaria được tổ chức vào hạ tuần của tháng 12. Trong lễ này, người ta hay tặng búp bê cho trẻ em để vui chơi.

Cuối cùng là lễ Brumalia, là lễ đông chí để chúc mừng sự mọc lên của mặt trời.

Vì các Cơ Đốc nhân không thể dự phần vào những lễ hội như thế đã tìm dịp tụ họp để chúc mừng với ý nghĩa khác biệt. Họ nghĩ rằng việc Đấng Christ giáng sinh sau khi mặt trời mọc lên là hợp lý, nên từ khi đó, phong tục chúc mừng ngày ấy làm lễ Giáng Sinh đã được bắt đầu. Đây chính là khởi nguyên của sự chúc mừng giáng sinh của Đấng Cứu Chúa.” Song Nak Won, “Sử Hội Thánh”, Nhà xuất bản Lee Geon, 1981, trang 174-175.

Như vậy, lễ giáng sinh đã được làm ra bởi các Cơ Đốc nhân bị thế tục hóa đã lấy 25 tháng 12 – lễ hội kỷ niệm sinh nhật của thần mặt trời mà định làm ngày giáng sinh của Đức Chúa Jêsus, là ngày mà không được nêu rõ trong Kinh Thánh. Có nhiều người ngoại đạo từng tin vào thần mặt trời cũng cải đạo sang giáo hội Công giáo La Mã, nhưng thực tế họ chỉ thay đổi một số nghi thức và tiếp tục cuộc sống tín ngưỡng của mình bấy lâu.

Kể cả đạo Tin lành ra đời sau khi tách ra khỏi giáo hội Công giáo La Mã từ sau thế kỷ 16, cũng chấp nhận y nguyên truyền thống của giáo hội Công giáo La Mã. Vì thế, tên gọi “Christmas” chứa đựng biểu hiện “Misa” được sử dụng trong giáo hội Công giáo La Mã, đến bây giờ vẫn được sử dụng y nguyên để giữ lễ giáng sinh.

Lễ giáng sinh và ý muốn của Đức Chúa Trời

Lễ giáng sinh được biết đến rộng rãi như là ngày sinh của Đức Chúa Jêsus, nhưng thực chất đó chỉ là một phong tục được làm ra bởi tiếp nhận tập tục của ngoại đạo sùng bái mặt trời. Có một sự thật hết sức mâu thuẫn là ngày mà bất luận Cơ Đốc nhân hay không phải Cơ Đốc nhân cũng đều kêu gọi Đấng Christ, cùng cầu nguyện sự hòa bình và hy vọng lại là ngày hoàn toàn không có liên quan gì đến Đấng Christ. Điều này cũng giống như sự thật rằng vô số các hội thánh vừa kỷ niệm giáng sinh, tức là “sự Đức Chúa Trời giáng sinh làm người trên thế gian này”, vừa kỷ niệm ngày sinh của thần mặt trời.

Nguồn gốc của tín ngưỡng Cơ Đốc giáo phải là lời của Đức Chúa Trời, chứ không phải là phong tục của bất kỳ quốc gia nào hay tập tục của tôn giáo ngoại bang. Đức Chúa Trời phán rằng chớ bắt chước theo hành vi của những kẻ hầu việc thần khác (Phục Truyền Luật Lệ Ký 12:30). Ngài cũng phán rằng sẽ giáng hình phạt diệt vong cho những kẻ làm theo luật lệ của người ngoại bang (Êxêchiên 11:8-12). Dầu vậy, nếu cứ cố chấp rằng giữ ngày 25 tháng 12 – một phong tục của đạo thần mặt trời như là ngày giáng sinh của Đức Chúa Jêsus, thì phải nên nhớ rằng đó là việc đối nghịch ý muốn của Đức Chúa Trời, là việc tự chuốc lấy hình phạt cho mình.

FacebookTwitterEmailLineMessage
Bài viết liên quan
Trở lại

Site Map

사이트맵 전체보기