Tin Lành của Đức Chúa Jêsus Christ là gì?
Tầm quan trọng, nội dung, trọng tâm

4765 읽음

Vô số các hội thánh ngày nay đều cho rằng mình đang rao truyền Tin Lành của Đấng Christ. Song, khi bất chợt hỏi rằng Tin Lành là gì, thì họ lại không đưa ra được đáp án rõ ràng. Trong khi không hiểu biết chính xác Tin Lành là gì, liệu có thể nói được rằng mình đang rao truyền Tin Lành chăng? Nếu là các thánh đồ tin rằng Đức Chúa Jêsus là Đấng Cứu Chúa và đi theo Ngài, thì nhất định phải hiểu biết được vì sao Tin Lành của Đấng Christ là quan trọng và Tin Lành ấy cụ thể là gì.

Tầm quan trọng của Tin Lành

Đức Chúa Jêsus là Đức Chúa Trời đến trong xác thịt. Đức Chúa Trời toàn năng có thể sai bao nhiêu thiên sứ hoặc đấng tiên tri đến cũng được, nhưng Ngài đã không làm như vậy mà lại đích thân đến trái đất này trong hình ảnh loài người để rao truyền Tin Lành. Khi xem xét điều này thì có thể hiểu biết một cách dễ dàng rằng Tin Lành thật quý báu và quan trọng biết bao. Khi dò xem về phước lành được chứa đựng trong Tin Lành Nước Thiên Đàng mà Đức Chúa Jêsus đã truyền bá, thì tầm quan trọng của Tin Lành càng được làm sáng tỏ hơn.

“Ðọc đến thì anh em có thể rõ sự hiểu biết của tôi về lẽ mầu nhiệm của Ðấng Christ, là lẽ mầu nhiệm trong các đời khác, chưa từng phát lộ cho con cái loài người, mà bây giờ đã được Ðức Thánh Linh tỏ ra cho các sứ đồ thánh và tiên tri của Ngài. Lẽ mầu nhiệm đó tức là: Dân ngoại là kẻ đồng kế tự, là các chi của đồng một thể, đều có phần chung với chúng ta về lời hứa đã nhờ Tin lành mà lập trong Ðức Chúa Jêsus Christ.” Êphêsô 3:4-6

Dù là người ngoại bang đã từng không nhận biết Đức Chúa Trời nhưng thông qua Tin Lành mà được trở thành kẻ kế tự, trở nên đồng một chi thể và đều được dự phần chung vào lời hứa. Lời hứa của Đức Chúa Trời chính là sự sống đời đời (I Giăng 2:25) Bất cứ ai nhận biết và vâng giữ theo Tin Lành thì được trở nên kẻ kế tự được thừa hưởng Nước Thiên Đàng, được trở nên chi thể của Đấng Christ chí thánh và được nhận lấy sự sống đời đời. Ngược lại, nếu không thông qua Tin Lành thì không thể đạt đến Nước Thiên Đàng cũng không thể nhận được sự sống đời đời. Tin Lành chính là tin tức đặc biệt quan trọng và phước lành, có chứa đựng sự chúc phước lớn lao của Đức Chúa Trời, chính là Nước Thiên Đàng và sự sống đời đời.

Tin Lành của Đức Chúa Jêsus Christ

Giải thích theo nghĩa đen thì Tin Lành có nghĩa là “tin tức phước lành”. Nếu mở rộng ra thì cũng có thể coi nội dung của Kinh Thánh Cựu Ước là Tin Lành, vì đó là lời phán phước lành dành cho người dân của Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, Tin Lành được nói đến trong Kinh Thánh Tân Ước là những ghi chép bắt đầu từ khi Đức Chúa Jêsus chịu phép Báptêm bởi Giăng Báptít (Luca 16:16, Mác 1:1, Mathiơ 4:17). Đã được chép rằng Tin Lành của Nước Thiên Ðàng được rao truyền từ khi ấy sẽ tiếp diễn cho đến ngày tận cùng thế gian chứ không hề bị kết thúc bởi sự kiện thập tự giá.

“Tin Lành nầy về nước Đức Chúa Trời sẽ được giảng ra khắp đất, để làm chứng cho muôn dân. Bấy giờ sự cuối cùng sẽ đến.” Mathiơ 24:14

Vậy, Tin Lành mà Đức Chúa Jêsus đã rao truyền cụ thể là gì?

“Ngài phán cùng các sứ đồ rằng: Hãy đi khắp thế gian, giảng Tin lành cho mọi người.” Mác 16:15

“Vậy, hãy đi dạy dỗ muôn dân, hãy nhân danh Đức Cha, Đức Con, và Đức Thánh Linh mà làm phép báptêm cho họ, và dạy họ giữ hết cả mọi điều mà ta đã truyền cho các ngươi…” Mathiơ 28:19-20

Lời Đức Chúa Jêsus dành cho các môn đồ sau khi Ngài phục sinh là “Hãy giảng Tin Lành cho mọi người” đã được chép lại trong sách Mathiơ rằng “dạy họ giữ hết cả mọi điều mà ta đã truyền cho các ngươi”. Như vậy, Tin Lành chính là hết thảy mọi điều mà Đức Chúa Jêsus đã dạy dỗ và phán dặn. Quan trọng nhất là phải nghiên cứu một cách chi tiết những nội dung mà đích thân Đức Chúa Jêsus đã làm gương trong suốt 3 năm, và phải vâng theo từng bước chân của Ngài.

Đức Chúa Jêsus đã chịu phép Báptêm (Luca 3:21), Ngài đã giữ ngày Sabát theo thói quen vào ngày thứ bảy (Luca 4:16), Ngài đã lên đền thờ vào Lễ Lều Tạm và truyền đạo (Giăng 7:2, 37-39), và lập ra Lễ Vượt Qua giao ước mới (Mathiơ 26:17-28, Luca 22:15-20). Các lễ trọng thể của Đức Chúa Trời mà đích thân Đức Chúa Jêsus đã giữ gìn như thế chính là Tin Lành Nước Thiên Đàng mà không thể loại bỏ đi được. Đức Chúa Jêsus phán rằng “Vì ta đã làm gương cho các ngươi, để các ngươi cũng làm như ta đã làm cho các ngươi”, bởi đó Ngài đã xác nhận rằng hết thảy mọi công việc ấy chính là sự dạy dỗ vì sự cứu rỗi của nhân loại (Giăng 13:15).

Trọng tâm của Tin Lành là Lễ Vượt Qua giao ước mới

Có thể nói rằng Tin Lành Nước Thiên Đàng chính là giao ước mới.

“… đạo Tin lành mà anh em đã nghe, là đạo được giảng ra giữa mọi vật dựng nên ở dưới trời, và chính tôi, Phaolô, là kẻ giúp việc của đạo ấy.” Côlôse 1:23

“Và ấy là Ngài đã ban tài năng cho chúng tôi giúp việc giao ước mới…” II Côrinhtô 3:6

Khi ghi chép sách Côlôse và II Côrinhtô, sứ đồ Phaolô đã nói rằng mình là kẻ giúp việc của Tin Lành, và là kẻ giúp việc giao ước mới. Điều này có nghĩa là Tin Lành chính là giao ước mới. Lẽ thật trọng tâm của Tin Lành giao ước mới là Lễ Vượt Qua. Do đó, Đức Chúa Jêsus đã giữ Lễ Vượt Qua cuối cùng với các môn đồ và lập ra giao ước mới.

“Ðến giờ, Ngài ngồi bàn ăn, các sứ đồ cùng ngồi với Ngài. Ngài phán rằng: Ta rất muốn ăn lễ Vượt qua nầy với các ngươi trước khi ta chịu đau đớn… Ðoạn, Ngài cầm lấy bánh, tạ ơn xong, bẻ ra phân phát cho môn đồ, mà phán rằng: Nầy là thân thể ta, đã vì các ngươi mà phó cho; hãy làm sự nầy để nhớ đến ta. Khi ăn xong, Ngài cũng làm như vậy, lấy chén đưa cho môn đồ, mà phán rằng: Chén nầy là giao ước mới trong huyết ta vì các ngươi mà đổ ra.” Luca 22:14-15, 19-20

Trong Lễ Vượt Qua giao ước mới có chứa đựng mọi phước lành của Tin Lành đã được ghi chép trong Êphêsô chương 3. Giống như loài người được nhận lấy huyết thống của cha mẹ và trở thành con cái, thì chúng ta cũng được trở thành con cái của Đức Chúa Trời, tức là kẻ kế tự nếu được nhận lấy thịt và huyết của Đức Chúa Trời thông qua Lễ Vượt Qua giao ước mới (Rôma 8:16-17). Các thánh đồ giữ gìn Lễ Vượt Qua giao ước mới được trở nên một thân thể trong Đấng Christ (I Côrinhtô 10:16). Nói cách khác, là được trở nên đồng một chi thể với Đấng Christ. Hơn nữa, Đức Chúa Jêsus đã phán rằng ai ăn thịt và uống huyết Ngài thì được sự sống đời đời (Giăng 6:53-54), bởi đó các thánh đồ giữ Lễ Vượt Qua giao ước mới sẽ được nhận lấy sự sống đời đời.

Như vậy, mọi phước lành đã được hứa nhờ Tin Lành đều được hoàn thành hết thảy thông qua Lễ Vượt Qua giao ước mới. Các sứ đồ đón nhận lời phán dặn của Đức Chúa Jêsus và hiến thân với tư cách là người giúp việc của Tin Lành đã rao truyền Lễ Vượt Qua, là lẽ thật trọng tâm của Tin Lành, và cũng nhấn mạnh rằng phải giữ Lễ (I Côrinhtô 11:23-26). Họ còn dạy dỗ rằng nếu không vâng phục Tin Lành của Đấng Christ hoặc chạy theo tin lành khác thì sẽ bị rủa sả và hình phạt (II Têsalônica 1:7-9, Galati 1:6-9). Do đó, nếu là Hội Thánh tiếp nối Hội Thánh sơ khai rao truyền Tin Lành của Đấng Christ, thì phải giữ duy chỉ lẽ thật giao ước mới bao gồm cả Lễ Vượt Qua mà Đức Chúa Jêsus đã dạy dỗ và làm gương chứ không phải là Tin Lành khác.

FacebookTwitterEmailLineMessage
Bài viết liên quan
Trở lại

Site Map

사이트맵 전체보기