Trên thế gian ngày nay có vô số các nhà thờ, hội thánh mang nhiều giáo lý khác nhau. Vậy, cách đây 2000 năm trước, khi tín ngưỡng của Cơ Đốc giáo mới nảy mầm thì như thế nào? Hội Thánh mà Đức Chúa Jêsus đã dựng nên và các sứ đồ đi theo chỉ là một mà thôi, không phải là nhiều loại. Hội Thánh sơ khai đã chỉ làm theo tấm gương của Đức Chúa Jêsus và bước đi con đường chính đạo của đức tin. Hội Thánh sơ khai được tôn trọng như là hình mẫu của tín ngưỡng Cơ Đốc giáo đã có tên gọi là gì, gìn giữ những lẽ thật nào, và ngày nay Hội Thánh kế thừa tính chính thống ấy là ở đâu. Hãy cùng tìm hiểu điều này thông qua Kinh Thánh.
Tên của Hội Thánh sơ khai: Hội Thánh của Đức Chúa Trời
Khi thành lập công ty hoặc mở cửa hàng thì đương nhiên phải đặt tên cho. Cũng như vậy, Hội Thánh mà Đức Chúa Jêsus đã lập nên cũng có tên. Trong Kinh Thánh Tân Ước, tên của Hội Thánh ấy được ghi chép là “Hội Thánh của Đức Chúa Trời”.
“gởi cho Hội thánh Ðức Chúa Trời tại thành Côrinhtô, tức là cho những người đã được nên thánh trong Ðức Chúa Jêsus Christ, được gọi làm thánh đồ…” I Côrinhtô 1:2
I Côrinhtô là thư tín mà sứ đồ Phaolô đã ghi chép để gửi cho các thánh đồ Hội Thánh sơ khai ở khu vực Côrinhtô. Lúc này, Phaolô đã gọi Hội Thánh ấy là “Hội Thánh Đức Chúa Trời tại thành Côrinhtô”.
“Vả, anh em đã nghe lúc trước tôi theo giáo Giuđa, cách cư xử của tôi là thể nào, tôi bắt bớ và phá tán Hội thánh của Đức Chúa Trời quá chừng.” Galati 1:13
Sứ đồ Phaolô thổ lộ rằng mình đã bắt bớ “Hội Thánh của Đức Chúa Trời” khi còn trong giáo Giuđa. Việc sứ đồ Phaolô từng bắt bớ nặng nề Hội Thánh mà Đức Chúa Jêsus lập nên là một sự thật được nhiều người biết rõ. Hết thảy những nội dung này cho thấy sự thật rằng tên của Hội Thánh mà Đức Chúa Jêsus lập nên là “Hội Thánh của Đức Chúa Trời”.
Lẽ thật của Hội Thánh sơ khai
Không thể nói được rằng ấy là Hội Thánh mà Đức Chúa Jêsus đã lập nên và các sứ đồ đi theo, chỉ vì có tên là Hội Thánh của Đức Chúa Trời. Trong Hội Thánh của Đức Chúa Trời chân thật có điều răn của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Jêsus vốn là bản thể Đức Chúa Trời, đã luôn cho thấy tấm gương bởi các công việc Ngài làm và dạy dỗ về điều răn mà các thánh đồ phải giữ (Giăng 13:15). Lẽ thật mà Đức Chúa Jêsus làm gương và các sứ đồ đã thực tiễn chính là Lễ Vượt Qua và ngày Sabát của giao ước mới, phép Báptêm v.v…
Ngày Sabát của giao ước mới
Ngày thứ bảy Sabát là ngày kỷ niệm quyền năng của Đấng Sáng Tạo chí thánh (Sáng Thế Ký 2:1-3, Xuất Êdíptô Ký 20:8-11). Trong thời đại Cựu Ước, người ta giữ ngày Sabát bằng cách lấy huyết của thú vật làm của tế lễ. Đến thời đại Tân Ước, Đức Chúa Jêsus làm gương về việc giữ ngày Sabát giao ước mới bởi thờ phượng được dâng lên bằng tâm thần và lẽ thật.
“Đức Chúa Jêsus đến thành Naxarét, là nơi dưỡng dục Ngài. Theo thói quen, nhằm ngày Sabát, Ngài vào nhà hội, đứng dậy và đọc” Luca 4:16
Các thánh đồ và các sứ đồ Hội Thánh sơ khai cũng giữ gìn ngày Sabát theo tấm gương của Đức Chúa Jêsus – là Đấng đã giữ ngày Sabát “theo thói quen”.
“Bấy giờ là ngày sắm sửa, và ngày Sabát gần tới. Các người đàn bà đã từ xứ Galilê đến với Ðức Chúa Jêsus, theo Giôsép, xem mả và cũng xem xác Ngài đặt thể nào. Khi trở về, họ sắm sửa những thuốc thơm và sáp thơm. Ngày Sabát, họ nghỉ ngơi theo luật lệ.” Luca 23:54-56
“Ngày Sabát qua rồi… Vả, Ðức Chúa Jêsus đã sống lại buổi sớm mai ngày thứ nhứt trong tuần lễ…” Mác 16:1-9
Kinh Thánh ghi chép rằng Đức Chúa Jêsus đã sống lại vào “ngày thứ nhất trong tuần lễ”. Vì Đức Chúa Jêsus sống lại vào Chủ nhật, nên ngày Sabát mà các thánh đồ gìn giữ tương ứng với Thứ Bảy ngày nay. Hội Thánh sơ khai đã giữ ngày Sabát của giao ước mới vào ngày thứ bảy (Thứ Bảy) theo tấm gương của Đức Chúa Jêsus. Vì vậy, Hội Thánh của Đức Chúa Trời thờ phượng vào Thứ Bảy, là ngày Sabát như Đức Chúa Jêsus và các sứ đồ đã làm gương.
Lễ Vượt Qua giao ước mới
Đức Chúa Jêsus – Đấng đến trái đất này để ban cho nhân loại sự sống đời đời, đã đích thân dạy dỗ phương pháp để nhận được sự sống đời đời (Giăng 10:10).
“Đức Chúa Jêsus bèn phán cùng họ rằng… Ai ăn thịt và uống huyết ta thì được sự sống đời đời…” Giăng 6:53-54
“Trong ngày thứ nhứt ăn bánh không men… Môn đồ làm y như lời Đức Chúa Jêsus đã dạy mà dọn lễ Vượt qua. Đến tối, Ngài ngồi ăn với mười hai sứ đồ… Khi đương ăn, Đức Chúa Jêsus lấy bánh, tạ ơn rồi, bẻ ra đưa cho môn đồ mà rằng: Hãy lấy ăn đi, nầy là thân thể ta. Ngài lại lấy chén, tạ ơn rồi, đưa cho môn đồ mà rằng: Hết thảy hãy uống đi; vì nầy là huyết ta, huyết của sự giao ước đã đổ ra cho nhiều người được tha tội.” Mathiơ 26:17-19, 26-28
Đức Chúa Jêsus đã giữ Lễ Vượt Qua cùng với các môn đồ vào buổi chiều tối ngày 14 tháng 1 thánh lịch theo ngày tháng được ghi chép trong Kinh Thánh (Lêvi Ký 23:5). Ngài đã giao ước rằng bánh và rượu nho Lễ Vượt Qua chính là thịt và huyết của Ngài. Khi đối chiếu với lời trong sách Tin Lành Giăng “Ai ăn thịt và uống huyết Ta thì được sự sống đời đời.”, chúng ta thấy được rằng Lễ Vượt Qua là lẽ thật hầu cho nhận lãnh được sự sống đời đời nhờ dự phần vào thịt và huyết của Đức Chúa Jêsus.
Đức Chúa Jêsus đã gọi Lễ Vượt Qua là “giao ước mới trong huyết Ta”, và phán dặn rằng “Các ngươi hãy làm sự này để nhớ đến Ta.” (Luca 22:15-20). Vì vậy, các sứ đồ và các thánh đồ Hội Thánh sơ khai đã giữ Lễ Vượt Qua giao ước mới kể cả sau sự kiện thập tự giá.
“… Vì Đấng Christ là con sinh lễ Vượt qua của chúng ta, đã bị giết rồi. Vậy thì, chúng ta hãy giữ lễ (Lễ Vượt Qua)…” I Côrinhtô 5:7-8
Hoặc có người đồng nhất lễ tiệc thánh Lễ Vượt Qua và Lễ Phục Sinh. Song, Lễ Vượt Qua là nghi thức mà Đức Chúa Jêsus đã cử hành trước khi chịu khổ nạn trên thập tự giá (Luca 22:15). Hoàn toàn khác với ngày mà Ngài phá vỡ quyền thế của sự chết và phục sinh sau khi chịu hy sinh trên thập tự giá. Vì thế, Hội Thánh của Đức Chúa Trời cử hành lễ tiệc thánh Lễ Vượt Qua vào buổi chiều tối ngày 14 tháng 1 thánh lịch y như Đức Chúa Jêsus và các sứ đồ đã làm.
Lễ Phục Sinh và Lễ Ngũ Tuần
Không thể bỏ qua lịch sử phục sinh và sự giáng lâm của Thánh Linh trong số các công việc quyền năng mà Đức Chúa Jêsus đã tỏ ra vào 2000 năm trước. Lịch sử làm vững mạnh đức tin của các thánh đồ Hội Thánh sơ khai và phục hưng Tin Lành được ứng nghiệm thông qua mọi lễ trọng thể mà Đức Chúa Trời đã phán dặn.
Lễ Trái Đầu Mùa là lễ trọng thể dâng hiến lên Đức Chúa Trời bó lúa đầu mùa hàng năm từ thời đại Cựu Ước (Lêvi Ký 23:10-11). Bởi sự phục sinh, Đức Chúa Jêsus đã trở nên “Trái Đầu Mùa của những kẻ ngủ” (I Côrinhtô 15:20). Khi xem xét theo lễ trọng thể Cựu Ước thì Ngài đã trở nên của lễ của Lễ Trái Đầu Mùa. Các thánh đồ Hội Thánh sơ khai đã kỷ niệm sự phục sinh của Đức Chúa Jêsus – Đấng làm ứng nghiệm lời tiên tri của Lễ Trái Đầu Mùa. Họ đã giữ Lễ Phục Sinh bằng cách bẻ bánh làm sáng mắt linh hồn (Công Vụ Các Sứ Đồ 20:6-7).
Vào thời đại Cựu Ước, ngày thứ 50 kể từ Lễ Trái Đầu Mùa chính là Lễ Bảy Tuần Lễ, tức Lễ Ngũ Tuần (Lêvi Ký 23:15-18). Đức Chúa Jêsus đã thăng thiên sau 40 ngày kể từ khi phục sinh. Các thánh đồ đã cầu nguyện khẩn thiết trong vòng 10 ngày từ khi ấy, và Đức Chúa Jêsus đã đổ phước lành Thánh Linh xuống cho các thánh đồ vào đúng ngày Lễ Ngũ Tuần (Công Vụ Các Sứ Đồ 2:1-4). Bởi nhận lấy sức mạnh Thánh Linh ngày hôm ấy mà có khoảng 3000 người hối cải và tiếp nhận Đấng Christ trong một ngày. Sự việc ấy đã xảy đến như một kỳ tích. Sau này, Hội Thánh sơ khai đã giữ Lễ Ngũ Tuần hàng năm (I Côrinhtô 16:8).
Phép Báptêm, luật lệ khăn trùm, Lễ Bánh Không Men, Lễ Lều Tạm v.v…
Đức Chúa Jêsus đã nhận phép Báptêm (Mathiơ 3:13-16) và phán rằng hãy đi làm phép Báptêm (Mathiơ 28:19). Theo lời dạy đó, các sứ đồ đã cử hành phép Báptêm ngay lập tức cho người nào nghe và tiếp nhận Tin Lành (Tham khảo: Công Vụ Các Sứ Đồ chương 8, 10, 16). Hơn nữa, Hội Thánh sơ khai làm theo tấm gương của Đấng Christ có luật lệ khăn trùm: người nam thì không trùm bất cứ thứ gì trên đầu, còn người nữ dùng khăn trùm đầu khi cầu nguyện hoặc thờ phượng (I Côrinhtô 11:1-16).
Ngoài ra, còn có nhiều lẽ thật mà Đức Chúa Jêsus đã làm gương và dạy dỗ. Đức Chúa Jêsus phán rằng đến ngày chàng rể bị đem đi khỏi thì hãy kiêng ăn (Mác 2:19-20), rồi đã hy sinh trên thập tự giá vào ngày Lễ Bánh Không Men – là ngày hôm sau của Lễ Vượt Qua (Mác 15:1-37). Theo đó, vào Lễ Bánh Không Men trong thời đại Tân Ước, Hội Thánh được đồng tham vào sự khổ nạn của Đấng Christ bởi sự kiêng ăn. Thêm vào đó, Đức Chúa Jêsus đã giữ Lễ Lều Tạm và hứa ban phước lành Thánh Linh như sông nước sự sống (Giăng 7:2, 37-39). Hết thảy mọi lẽ thật này là giao ước mới được giữ tại Hội Thánh của Đức Chúa Trời nơi mà Đức Chúa Jêsus lập nên và các sứ đồ đã đi theo.
Phải trở lại với tín ngưỡng của Hội Thánh sơ khai
Đức Chúa Jêsus phán rằng hành vi thờ kính Đức Chúa Trời bằng môi miệng trong khi bỏ đi điều răn của Đức Chúa Trời mà giữ theo điều răn của loài người là sự thờ lạy vô ích (Mathiơ 15:7-9). Ngài cũng cảnh cáo rằng kẻ làm trái luật pháp không phải ý muốn của Đức Chúa Trời sẽ không thể đi vào Nước Thiên Đàng (Mathiơ 7:21-23). Vì cớ đó, các sứ đồ Hội Thánh sơ khai cũng cảnh tỉnh về việc rao truyền tin lành khác không phải là Tin Lành của Đấng Christ.
“Tôi lấy làm lạ cho anh em đã vội bỏ Đấng gọi anh em bởi ơn Đức Chúa Jêsus Christ, đặng theo tin lành khác. Thật chẳng phải có tin lành khác, nhưng có mấy kẻ làm rối trí anh em, và muốn đánh đổ Tin lành của Đấng Christ. Nhưng nếu có ai, hoặc chính chúng tôi, hoặc thiên sứ trên trời, truyền cho anh em một tin lành nào khác với Tin lành chúng tôi đã truyền cho anh em, thì người ấy đáng bị anathem… Nếu ai truyền cho anh em một tin lành nào khác với Tin lành anh em đã nhận, thì người ấy đáng bị anathem!” Galati 1:6-9
Song, thật đáng tiếc, sau khi các sứ đồ rời khỏi thế gian này, Hội Thánh dần dần bị thế tục hóa và hợp lý hóa các tư tưởng của tôn giáo ngoại bang, dẫn đến việc chấp nhận chúng. Kết quả là các giáo lý giả dối được kết hợp bởi phong tục của đạo thờ thần mặt trời và ý tưởng của loài người như thờ phượng Chủ nhật, lễ Nôen v.v… đã lan tràn trong Hội Thánh. Lẽ thật giao ước mới mà Đức Chúa Jêsus lập nên đã bị quên mất đi.
Dù là giáo lý mà có nhiều người đi theo chăng nữa, nhưng nếu không phải là ý muốn của Đức Chúa Trời thì cũng không có liên quan gì đến sự cứu rỗi. Nếu muốn tin vào Đức Chúa Trời một cách đúng đắn và nhận lấy sự cứu rỗi để đi vào Nước Thiên Đàng, thì phải tìm kiếm được Hội Thánh giữ gìn điều răn của Đức Chúa Trời chứ không phải điều răn của loài người. Phải loại bỏ tin lành khác và tìm kiếm duy chỉ Hội Thánh đã khôi phục tín ngưỡng của Hội Thánh sơ khai – là Hội Thánh gìn giữ Tin Lành của Đấng Christ.
Ngày nay, Hội Thánh giữ lẽ thật thuần túy của Hội Thánh sơ khai như Lễ Vượt Qua, ngày Sabát của giao ước mới v.v… duy chỉ là Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hiệp Hội Truyền Giáo Tin Lành Thế Giới được lập bởi Đấng An Xang Hồng – Đấng Christ Tái Lâm. Vì vậy, Hội Thánh của Đức Chúa Trời là Hội Thánh kế thừa tính chính thống của Hội Thánh sơ khai 2000 năm trước, và là Hội Thánh lẽ thật duy nhất mà Đức Chúa Trời lập nên trên đất này.