Ngày Sabát trong Kinh Thánh là gì? Nguồn gốc, thứ, ý nghĩa, tầm quan trọng của ngày Sabát

11077 읽음

Ngày Sabát là ngày thánh (聖日) mà Đức Chúa Trời đã phán “Hãy nhớ ngày nghỉ đặng làm nên ngày thánh.” Hầu hết các hội thánh ngày nay đều thờ phượng vào Chủ nhật, song ngày thờ phượng đúng đắn được ghi chép trong Kinh Thánh là Thứ Bảy – tức là ngày thứ bảy Sabát. Cũng có nhiều người cho rằng ngày Sabát là luật pháp Cựu Ước đã bị xóa bỏ. Thế nhưng, trong Kinh Thánh Tân Ước có nhiều chỗ ghi chép về việc Đức Chúa Jêsus và các sứ đồ giữ ngày Sabát. Nghĩa là chúng ta phải giữ ngày Sabát không thay đổi kể cả vào thời đại này.

Nếu là thánh đồ của Đức Chúa Trời thì phải biết chính xác ngày dâng thờ phượng lên Đức Chúa Trời và giữ gìn ngày ấy một cách chí thánh. Hãy cùng tìm hiểu về ngày Sabát – là ngày kỷ niệm quyền năng của Đấng Sáng Tạo, ngày được nhận phước lành chí thánh.

Nguồn gốc của ngày Sabát

Đức Chúa Trời sáng tạo trời đất muôn vật từ ngày thứ nhất đến ngày thứ sáu, qua ngày thứ bảy Ngài nghỉ ngơi.

“… Ngày thứ bảy, Đức Chúa Trời làm xong các công việc Ngài đã làm, và ngày thứ bảy, Ngài nghỉ các công việc Ngài đã làm. Rồi, Ngài ban phước cho ngày thứ bảy, đặt là ngày thánh…”Sáng Thế Ký 2:1-3

Đức Chúa Trời đặt ngày thứ bảy – ngày mà Ngài ban phước và thánh hóa là ngày Sabát, rồi quy định thành điều răn thứ tư trong Mười Điều Răn: “Hãy nhớ ngày nghỉ đặng làm nên ngày thánh.”

“Hãy nhớ ngày nghỉ đặng làm nên ngày thánh… nhưng ngày thứ bảy là ngày nghỉ của Giêhôva Đức Chúa Trời ngươi… Đức Giêhôva đã dựng nên trời, đất, biển, và muôn vật ở trong đó, qua ngày thứ bảy thì Ngài nghỉ: vậy nên Đức Giêhôva đã ban phước cho ngày nghỉ và làm nên ngày thánh.”Xuất Êdíptô Ký 20:8-11

Ngày Sabát, ngày kỷ niệm của Đấng Sáng Tạo, ngày mà Đức Chúa Trời đã phân biệt riêng ra như thế và phán lệnh cho chúng ta hãy giữ. Chúng ta lại tùy ý không giữ cũng được sao? Được chép rằng nếu thêm hoặc bớt dù chỉ một điều trong lời của Đức Chúa Trời thì không thể nhận được sự cứu rỗi, thế mà ngày Sabát là điều răn quan trọng đến mức được đề cập đến hơn 100 lần trong Kinh Thánh.

Ngày Sabát là thứ mấy trong tuần?

Trong Kinh Thánh có chứng cớ cho biết ngày thứ bảy Sabát – là điều răn của Đức Chúa Trời tương ứng với thứ mấy trong tuần theo chế độ thứ ngày nay.

“Vả, Ðức Chúa Jêsus đã sống lại buổi sớm mai ngày thứ nhứt trong tuần lễ…”Mác 16:9

Đức Chúa Jêsus đã phục sinh vào “ngày thứ nhất trong tuần lễ”, tức là một hôm sau ngày Sabát. Cho nên, ở câu đầu tiên cùng chương được chép rằng “ngày Sabát qua rồi”, sau đó mới đến “ngày thứ nhất trong tuần lễ”. Ngày Đức Chúa Jêsus phục sinh là Chủ nhật theo chế độ thứ ngày nay. Đây là nội dung mà giáo hội Công giáo và hội thánh Tin Lành cũng công nhận, vì vậy trong Kinh Thánh bản dịch Cộng Đồng tiếng Hàn được biên dịch bởi giáo hội Công giáo và hội thánh Tin Lành đã ghi chép rằng Đức Chúa Jêsus sống lại vào Chủ nhật.

Bản dịch Cộng Đồng tiếng Hàn “Sau khi Đức Chúa Jêsus sống lại lúc sáng sớm ngày Chủ nhật…”Mác 16:9

Vì hôm sau ngày Sabát là Chủ nhật, nên ngày Sabát – tức là một hôm trước Chủ nhật phải là Thứ Bảy. Ngày Sabát mà Đức Chúa Trời phán lệnh hãy giữ là Thứ Bảy. Trong Kinh Thánh của khu vực châu Âu, nơi mà Cơ Đốc giáo từng thịnh hành trong suốt thời gian dài cũng có thể tìm thấy một sỗ trường hợp phiên dịch ngày thứ bảy mà Đức Chúa Trời nghỉ ngơi thành Thứ Bảy. Tức là được chép như thế này trong Xuất Êdíptô Ký 20:8 “Hãy nhớ Thứ Bảy đặng làm nên ngày thánh.” Bản dịch của đa số ngôn ngữ gồm tiếng Hy Lạp, tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Ý, tiếng Nga, tiếng Ukraina, tiếng Slovak, tiếng Bulgari, tiếng Croatia v.v… được dịch như vậy.

Chủ nhật được giữ ở các hội thánh thế gian không phải là ngày Sabát mà Đức Chúa Trời phán lệnh, đó chỉ là ngày thứ nhất sau ngày Sabát, tức là một hôm sau ngày Sabát mà thôi. Kể cả các nhà thờ, hội thánh ngày nay đang giữ thờ phượng Chủ nhật cũng thừa nhận sự thật này.

“Không cần đề cập đến những điều khác, mỗi Cơ Đốc nhân chúng ta đều bắt buộc phải thánh hóa Chủ nhật và giữ ngày này khỏi những việc làm thế gian không cần thiết, đúng không? Chẳng phải thờ phượng ngày này là việc làm thiêng liêng nhất của chúng ta sao? Nhưng nếu đọc Kinh Thánh từ Sáng Thế Ký cho đến Khải Huyền, chúng ta không tìm ra được một dòng nào cho phép sự thánh hóa Chủ nhật. Kinh Thánh bắt buộc phải thờ phượng Thứ bảy – ngày mà chúng ta không bao giờ thánh hóa.” James C. Gibbons, “The Faith of Our Fathers”, trang 72-73

Ngay cả giáo hội Công giáo vốn coi việc thờ phượng Chủ nhật là “nghĩa vụ thiêng liêng nhất” của tín đồ cũng thừa nhận rằng việc thờ phượng Chủ nhật hoàn toàn không có căn cứ trong Kinh Thánh. Giống như lời họ nói rằng “Kinh Thánh bắt buộc phải thờ phượng Thứ bảy – ngày mà chúng ta không bao giờ thánh hóa.” Không có bất cứ lời nào trong Kinh Thánh ghi chép rằng sẽ nhận được phước lành nếu thờ phượng vào Chủ nhật – ngày thứ nhất trong tuần cả. Nếu muốn nhận lãnh phước lành được nên thánh theo lời hứa của Đức Chúa Trời thì phải thờ phượng vào ngày thứ bảy Sabát, tức là Thứ Bảy.

Ý nghĩa và tầm quan trọng của ngày Sabát

Ngày Sabát mà Đức Chúa Trời phán hãy giữ là điều răn rất quan trọng đối với các thánh đồ tin vào Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời phán rằng ngày Sabát là dấu giữa Đức Chúa Trời và người dân của Ngài. Điều này nghĩa là những người không giữ ngày Sabát thì không được công nhận là người dân của Đức Chúa Trời.

“… Nhứt là các ngươi hãy giữ ngày sabát ta, vì là một dấu giữa ta và các ngươi, trải qua mọi đời… Kẻ nào phạm đến ngày đó, phải bị xử tử; kẻ nào làm một việc chi trong ngày đó, cũng sẽ bị truất khỏi vòng dân sự.”Xuất Êdíptô Ký 31:13-14

Theo lời phán nghiêm khắc rằng kẻ nào phạm đến ngày Sabát thì sẽ bị dứt đi mạng sống, vào thời đại Cựu Ước những người phạm đến ngày Sabát đã bị ném đá chết (Dân Số Ký 15:32-36). Trong thời đại Cựu Ước nếu không giữ ngày Sabát thì xác thịt bị chết, thế nhưng trong thời đại này thì sẽ bị mất đi linh hồn không trông thấy bằng mắt và rời xa khỏi sự cứu rỗi.

Ngày Sabát đã bị xóa bỏ vào thời đại Tân Ước chăng?

Hoặc có người chủ trương rằng ngày Sabát chỉ là luật pháp của Cựu Ước, còn vào thời đại Tân Ước đã bị xóa bỏ rồi. Tuy nhiên, điều này là chủ chương trái ngược hoàn toàn với sự dạy dỗ của Đức Chúa Jêsus – Đấng đến với tư cách là Đấng Cứu Chúa vào thời đại Tân Ước. Đức Chúa Jêsus đã đích thân làm gương về việc giữ ngày Sabát.

“Đức Chúa Jêsus… Theo thói quen, nhằm ngày Sabát, Ngài vào nhà hội, đứng dậy và đọc.”Luca 4:16

Đức Chúa Jêsus đã giữ ngày Sabát “theo thói quen”. Nếu chỉ giữ một hai lần thì không thể gọi là theo thói quen được. Đức Chúa Jêsus đã giữ ngày Sabát hàng tuần. Hơn nữa, khi các môn đồ hỏi Đức Chúa Jêsus về sự tái lâm và tận thế (Mathiơ 24:3), Đức Chúa Jêsus cũng dạy dỗ rằng phải giữ ngày Sabát cho đến ngày tận cùng thế gian.

“Hãy cầu nguyện cho các ngươi khỏi trốn tránh nhằm lúc mùa đông hay là ngày Sabát; vì lúc ấy sẽ có hoạn nạn lớn, đến nỗi từ khi mới có trời đất cho đến bây giờ chưa từng có như vậy, mà sau nầy cũng không hề có nữa.”Mathiơ 24:20-21

Hoạn nạn lớn mà các thánh đồ phải trốn tránh, hoạn nạn mà từ khi sáng thế chưa từng có và sau này cũng không có nữa, ấy chính là đại tai vạ cuối cùng. Thế mà Đức Chúa Jêsus phán rằng hãy cầu nguyện để hoạn nạn cuối cùng ấy không xảy ra vào mùa đông hay là ngày Sabát. Ngài phán rằng hãy cầu nguyện để các thánh đồ không bị tăng thêm sự khổ sở bởi thời tiết lạnh giá, và để không xảy ra việc không thể dâng thờ phượng trọn vẹn ngày Sabát vì cớ hoạn nạn.

Điều này nghĩa là phải giữ ngày Sabát cho đến ngày tận cùng thế gian, là lúc xảy ra hoạn nạn cuối cùng Theo sự dạy dỗ của Đức Chúa Jêsus thể này, các thánh đồ Hội Thánh sơ khai kể cả sứ đồ Phaolô đã ghi nhớ và giữ ngày Sabát một cách chí thánh dù sau khi Đức Chúa Jêsus thăng thiên (Công Vụ Các Sứ Đồ 17:2-3, 18:4).

Lý do phải giữ ngày Sabát theo Kinh Thánh

Mục đích chúng ta tin và dâng thờ phượng lên Đức Chúa Trời là để được cứu rỗi và đi vào Nước Thiên Ðàng. Kinh Thánh dạy dỗ rằng người làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời, tức là những người giữ ngày Sabát mới có thể đi vào Nước Thiên Đàng.

“Chẳng phải hễ những kẻ nói cùng ta rằng: Lạy Chúa, lạy Chúa, thì đều được vào nước thiên đàng đâu; nhưng chỉ kẻ làm theo ý muốn của Cha ta ở trên trời mà thôi. Ngày đó, sẽ có nhiều người thưa cùng ta rằng: Lạy Chúa, lạy Chúa, chúng tôi chẳng từng nhân danh Chúa mà nói tiên tri sao? nhân danh Chúa mà trừ quỉ sao? và lại nhân danh Chúa mà làm nhiều phép lạ sao? Khi ấy, ta sẽ phán rõ ràng cùng họ rằng: Hỡi kẻ làm gian ác, ta chẳng biết các ngươi bao giờ, hãy lui ra khỏi ta!”Mathiơ 7:21-23

Dù trong thời đại Cựu Ước hay thời đại Tân Ước, Đức Chúa Trời đều dạy dỗ một cách nhất quán rằng hãy giữ ngày thứ bảy Sabát. Việc giữ Thứ Bảy – ngày Sabát là ý muốn của Đức Chúa Trời chứ không phải là thờ phượng Chủ nhật không có trong Kinh Thánh. Ấy là sự thật quá rõ ràng. Vì cớ đó, Đức Chúa Jêsus cũng làm gương giữ ngày Sabát, các sứ đồ và các thánh đồ Hội Thánh sơ khai cũng hết sức giữ gìn ngày Sabát. Cũng như vậy, bất cứ ai tin vào Đức Chúa Trời và mong muốn nhận lấy sự cứu rỗi để được đi vào Nước Thiên Đàng thì phải giữ gìn ngày Sabát một cách chí thánh theo ý muốn của Đức Chúa Trời.

Bài viết liên quan
Trở lại

Site Map

사이트맵 전체보기