Vì sao Kinh Thánh là lời của Đức Chúa Trời? Tác giả và quyền uy của Kinh Thánh

8240 읽음

Kinh Thánh là sách được làm ra bởi lời của Đức Chúa Trời. Kinh Thánh trọn bộ gồm 66 quyển sách được ghi chép bởi hàng chục người sinh sống trong các thời đại và hoàn cảnh khác nhau trải dài khoảng 1600 năm từ năm 1500 TCN đến năm 96 SCN. Trong số đó, có người là vua như Đavít, có người chăn chiên như Amốt và cũng có người đánh cá như Phierơ. Dầu vậy, mọi lời trong Kinh Thánh vẫn giữ được tính nhất quán và tính thống nhất từ Sáng Thế Ký cho đến Khải Huyền. Điều này cho biết sự thật rằng dầu vô số đấng tiên tri đã chấp bút, nhưng tác giả thật sự của Kinh Thánh là Đức Chúa Trời.

Vì sao Kinh Thánh là lời của Đức Chúa Trời?

Giả sử Kinh Thánh là sách được viết bởi sự khôn ngoan của loài người chứ không phải là lời của Đức Chúa Trời thì thế nào? Nếu vậy thì việc hàng chục đấng tiên tri sinh sống trong các thời đại và hoàn cảnh khác nhau lại có thể ghi chép Kinh Thánh một cách nhất quán mà không có bất cứ sự mâu thuẫn nào, với sự khoảng cách thời gian lên đến 1600 năm là một việc bất khả thi. Chính vì tác giả của Kinh Thánh là Đức Chúa Trời chứ không phải là loài người, nên mọi lời từ Sáng Thế Ký đến Khải Huyền đều được liên kết một cách rành mạch.

“Trước hết, phải biết rõ rằng chẳng có lời tiên tri nào trong Kinh thánh lấy ý riêng giải nghĩa được. Vì chẳng hề có lời tiên tri nào là bởi ý một người nào mà ra, nhưng ấy là bởi Đức Thánh Linh cảm động mà người ta đã nói bởi Đức Chúa Trời.” II Phierơ 1:20-21

Những người được Đức Thánh Linh cảm động đã ghi chép rằng Kinh Thánh là “bởi Đức Chúa Trời”. Lấy ví dụ, một người giàu nọ đã nhờ luật sư viết thay cho tờ di chúc. Khi người giàu nói nội dung lời di chúc thì luật sư đã ghi chép y nguyên theo nội dung ấy, thế thì đương nhiên người giàu mới là tác giả thật sự của tờ di chúc. Đó là vì trong bản di chúc ấy, suy nghĩ và lời của người giàu đã được ghi chép vào chứ không phải của luật sư.

Kinh Thánh cũng giống như vậy. Dù đã được chép bởi loài người, nhưng trong Kinh Thánh lại chứa đựng y nguyên lời phán và ý muốn của Đức Chúa Trời. Nói cách khác, tác giả thật sự của Kinh Thánh là Đức Chúa Trời. Vậy, thông qua đâu để chúng ta có thể tin được rằng Kinh Thánh là lời của Đức Chúa Trời? Chúng ta có thể kiểm chứng điều này thông qua lời tiên tri Kinh Thánh và sự ứng nghiệm lời tiên tri.

“Nếu ngươi nói trong lòng rằng: Làm sao chúng ta nhìn biết được lời nào là lời Đức Giêhôva không có phán? Khi kẻ tiên tri nhân danh Đức Giêhôva nói, ví bằng lời người nói không xảy đến và không ứng nghiệm, ấy là lời mà Đức Giêhôva chẳng có phán. Kẻ tiên tri đó bởi sự kiêu ngạo mà nói ra: chớ sợ người.” Phục Truyền Luật Lệ Ký 18:21-22

Điều này nghĩa là lời của Đức Chúa Trời nhất định sẽ xảy đến và ứng nghiệm. Loài người không thể khoe khoang về ngày mai (Châm Ngôn 27:1, Luca 12:20). Thế nhưng, Kinh Thánh đã tiên tri một cách chính xác về sự kiện Đức Chúa Trời đến trong xác thịt, và những sự việc sau hàng trăm năm hay hàng nghìn năm như nội dung liên quan đến sự hưng vong thịnh suy của nhiều nước; mọi lời tiên tri ấy đều được ứng nghiệm y nguyên. Điều này chứng minh rằng Đức Chúa Trời thật sự có tồn tại, Ngài là Đấng đã tiên tri trước những sự việc tương lai và làm ứng nghiệm điều ấy theo như lời tiên tri.

Quyền uy của Kinh Thánh

Kinh Thánh có quyền uy tuyệt đối, vì là sách ghi chép lời của Đức Chúa Trời. Lời của Đức Chúa Trời được ghi chép trong Kinh Thánh quyết định sự phán xét và sự cứu rỗi của nhân loại. Vì vậy, trong Kinh Thánh có ghi chép lời cảnh báo rằng chớ thêm bớt điều gì vào lời của Đức Chúa Trời được ghi chép trong sách.

“Tôi ngỏ cho kẻ nào nghe lời tiên tri trong sách này: Nếu ai thêm vào sách tiên tri nầy điều gì, thì Đức Chúa Trời sẽ thêm cho người ấy tai nạn đã ghi chép trong sách nầy. Và kẻ nào bớt điều gì trong những lời ở sách tiên tri nầy, thì Đức Chúa Trời sẽ cất lấy phần họ về cây sự sống và thành thánh, mà đã chép ra trong sách nầy.” Khải Huyền 22:18-19

Như có thể biết thông qua lời cảnh báo thể này, Đức Chúa Trời mong muốn truyền đạt y nguyên Kinh Thánh cho loài người, là sách có liên quan trực tiếp đến sự cứu rỗi. Hơn nữa, Đức Chúa Trời không mong muốn bất cứ ai bị chết mất, song muốn cho mọi người đều đạt đến sự cứu rỗi (II Phierơ 3:9). Đức Chúa Trời thể ấy sẽ không để cho Kinh Thánh bị phá hủy và biến chất, hoặc xảy ra sự cố khiến chúng ta không được cứu rỗi.

Cho nên, chúng ta có thể xác tín sự thật rằng vì sự cứu rỗi của nhân loại, chính Đức Chúa Trời toàn tri toàn năng đã bảo tồn Kinh Thánh hầu cho không bị phá hủy và biến chất. Nói cách khác, Đức Chúa Trời hằng sống đảm bảo quyền uy và giá trị tồn tại của Kinh Thánh.

Kinh Thánh Cựu Ước, lời của Đức Chúa Trời được bảo tồn một cách công phu

Vào thời đại chưa có kỹ thuật xuất bản như hiện nay, người ta đã trực tiếp ghi chép từng chữ cái để tạo thành một quyển sách. Khi thời gian trôi qua và bản gốc bị cũ mòn đi, thì người ta ghi chép lại dựa trên nguyên bản, đó được gọi là bản viết tay hoặc bản sao. Kinh Thánh cũng được ghi chép theo phương thức đồng nhất như vậy rồi cứ thế được truyền lại.

Ở Ysơraên có những người chuyên môn sao chép và kiểm chứng Kinh Thánh, họ chính là các thầy thông giáo. Khi làm bản sao Kinh Thánh, những thầy thông giáo đã cẩn thận đếm từng chữ một để xem số lượng chữ có chính xác hay không, hầu cho lời của Đức Chúa Trời không bị thiếu mất một chữ nào, rồi thầy thông giáo khác kiểm duyệt lại và dành hết tâm huyết để duy trì bản gốc.

Cũng có người phỏng đoán rằng Kinh Thánh có thể đã bị biến chất trong quá trình sao chép, vì Kinh Thánh được truyền lại bởi việc sao chép của nhiều người trong suốt khoảng thời gian dài. Song, tính chính xác của việc sao chép đã được làm sáng tỏ thông qua kết quả đối chiếu các bản sao thuộc các thời đại khác nhau. Kinh Thánh Cựu Ước bằng tiếng Hêbơrơ của người Giuđa đã được bảo tồn bởi các thầy thông giáo được biết đến như là học giả phái Masorah, và bản sao lâu đời nhất trong số những bản sao Masorah được ghi chép vào khoảng năm 900 SCN. Thế nhưng, vào năm 1947, cuộn Kinh Thánh được ghi chép vào khoảng năm 100 TCN đã được phát hiện ra tại hang Qumran gần Biển Chết. Nó được gọi là bản sao Biển Chết hoặc bản sao Qumran. Các học giả đã thử so sánh hai bản sao Kinh Thánh có sự cách biệt thời gian khoảng 1000 năm, kết quả là hai bản sao đồng nhất đến nỗi hầu như không có một sự chênh lệch nào.

“Kinh Thánh Cựu Ước bằng tiếng Hêbơrơ cổ nhất còn tồn tại đến nay được làm ra vào khoảng năm 900 SCN. Quyển sách này có nền tảng dựa trên nguyên bản Masorah của Kinh Thánh Cựu Ước tiếng Hêbơrơ. … Các học giả Hêbơrơ nói rằng Kinh Thánh của chúng ta hiện nay được sao chép từ nguyên bản này về bản chất sẽ giống với bản gốc đầu tiên. Vào năm 1947… hai người Bedouin Ả Rập đang đi tìm con dê bị mất… đã phát hiện nhiều cái chum bị vỡ có chứa nhiều cuộn sách trong hang động. Những người Bedouin lấy cuộn sách ấy ra và đem đến Tu viện Mark thuộc Chính thống giáo Syria tại Giêrusalem. Họ gửi chúng đến Hiệp hội Đông phương Hoa Kỳ.

Một trong các cuộn sách ấy được xác nhận là sách Êsai, đã được ghi chép cách đây 2000 năm. Sách này chép trước 1000 năm so với Kinh Thánh Cựu Ước tiếng Hêbơrơ đã từng được biết cho đến ngày nay. Thật là sự phát hiện đáng ngạc nhiên biết bao?

Cuộn sách này… được ghi chép bằng tiếng Hêbơrơ cổ đại, được xác nhận là sách thuộc thế kỷ thứ 2 TCN… Cuộn sách này giống với sách Êsai trong Kinh Thánh của chúng ta về mặt bản chất. Tiếng nói của 2000 năm trước được bảo tồn bởi sự quan phòng đáng ngạc nhiên của Đức Chúa Trời, cho chúng ta xác minh được quyền uy của Kinh Thánh. W. F. Albright đã nói rằng đây là ‘sự phát hiện bản gốc vĩ đại nhất thời hiện đại’.” Henry H. Halley, “Sổ tay Kinh thánh mới nhất”, Nhà xuất bản Cơ Đốc giáo, năm 2006, trang 336-337.

Có thể nói rằng điều này là chứng cớ tốt cho thấy sự thật rằng quá trình làm bản sao Kinh Thánh đã được tiến hành một cách rất công phu, và mặc dù Kinh Thánh được lưu truyền bằng cách sao chép lại trong suốt một thời gian dài đi chăng nữa thì nội dung cũng không hề bị biến đổi. Và Josephus – một nhà sử học người Giuđa vào thế kỷ thứ nhất đã ghi chép trong sách “Against Apion” về lòng tin kính của người Giuđa đối với Kinh Thánh như sau:

Against Apion quyển 1 “… Dầu sao thì chúng ta có thể biết được một cách rõ ràng sự thật về thái độ của những người Giuđa đối với quyển sách này, bất chấp nhiều năm tháng đã trôi qua đến thế, nhưng không có chuyện ai đó thêm hoặc xóa khỏi sách này điều gì và đương nhiên cũng không làm biến đổi một chút nào.

Từ khi sanh ra, người Giuđa không chỉ công nhận những sách này là sách chứa đựng những giáo lý thiêng liêng, mà họ còn luôn ở trong đó, và có tư thế sẵn sàng quyết tử vì những sách này nếu cần thiết. Không phải là một, hai người phu tù Giuđa chết sau khi chịu đủ mọi khổ hình trên đấu trường vì lý do không nói dù chỉ một lời xúc phạm đến luật pháp hoặc những ghi chép chứa đựng luật pháp. Điều này tuyệt đối không phải là việc mới lạ.” Tác giả Josephus, “Josephus quyển 4”, NXB Lời của sự sống, năm 2017, trang 85.

Chứng cớ thể này của Josephus cũng xác minh được rằng nội dung Kinh Thánh tuyệt đối không bị biến chất mà vẫn được bảo tồn y như bản gốc.

Kinh Thánh Tân Ước chứa đựng sự dạy dỗ của Đức Chúa Jêsus và các sứ đồ

Kinh Thánh Tân Ước đã được ghi chép vào thế kỷ thứ 1 SCN, tức là thời đại các sứ đồ. Khi những người chứng kiến cuộc đời và sự phục sinh của Đức Chúa Jêsus, tức là các môn đồ dần dần qua đời, thì cần thiết ghi chép lại công việc của Đức Chúa Jêsus. Vì vậy, sách Tin Lành bắt đầu được ghi chép (Luca 1:1-2).

Vả lại, những người lãnh đạo Hội Thánh gồm cả sứ đồ Phaolô không thể thường xuyên thăm viếng các Hội Thánh được xây dựng ở khắp mọi nơi. Nên họ gửi các bức thư dạy dỗ và cho đọc trong Hội Thánh để gây dựng tín ngưỡng của các thánh đồ một cách ngay thẳng. Các bức thư này đã được sao chép ra và chia sẻ cho nhiều Hội Thánh (II Phierơ 3:15-16, Côlôse 4:16, I Têsalônica 5:27, II Têsalônica 2:15). Những bức thư này sau đó được gộp lại thành một và tạo thành Kinh Thánh Tân Ước ngày nay.

Kinh Thánh Tân Ước có đặc trưng là được viết bởi các sứ đồ mà Đức Chúa Jêsus đã lập (Mathiơ, Giăng, Phierơ, Phaolô) và những người gắng sức trong công việc Tin Lành cùng với các sứ đồ (Mác, Luca, Giacơ, Giuđe), và cũng được đọc một cách rộng rãi ở nhiều Hội Thánh trong suốt thời gian dài. Hội Thánh công nhận rằng những sách có đặc trưng như thế là Kinh Thánh, để làm theo y nguyên sự dạy dỗ của Đức Chúa Jêsus và các sứ đồ.

Bài viết liên quan
Trở lại

Site Map

사이트맵 전체보기