ahnsahnghong.com is provided in English. Would you like to change to English?

Bữa ăn tối cuối cùng và Lễ Vượt Qua giao ước mới | Ý nghĩa, tầm quan trọng, lịch sử

14989 읽음

“Bữa ăn tối cuối cùng” – một tác phẩm của Leonardo da Vinci, là bức tranh miêu tả cảnh Đức Chúa Jêsus ăn bữa tiệc cuối cùng với các môn đồ của Ngài vào đêm trước ngày Ngài hy sinh trên thập tự giá. Bữa ăn tối cuối cùng là một bức tranh nổi tiếng nhất thế giới, tuy nhiên nhiều người không biết ý nghĩa thực sự của bối cảnh trong tranh. Người ta thường chỉ chú ý đến nhân vật trong bức tranh hoặc kỹ thuật hội họa. Thế nhưng, điều thật sự quan trọng đó là “ngày mà Đức Chúa Jêsus cử hành bữa ăn tối cuối cùng ấy là ngày gì và bữa ăn ấy chứa đựng ý nghĩa như thế nào”. Kinh Thánh cho biết rằng ngày đó chính là “Lễ Vượt Qua”. Lễ Vượt Qua là chúc thư của Đức Chúa Jêsus, Đấng đã hy sinh vì sự cứu rỗi của nhân loại, và là lẽ thật quan trọng chứa đựng lời hứa sự tha tộisự sống đời đời.

Bữa ăn tối cuối cùng – Lễ Vượt Qua

Hãy cùng quay trở lại ngày ấy trong Kinh Thánh. Ngày thứ nhất ăn bánh không men, tức là ngày 14 tháng giêng thánh lịch là ngày Lễ Vượt Qua (Lêvi Ký 23:4-5). Đức Chúa Jêsus phán dặn các môn đồ hãy chuẩn bị giữ Lễ Vượt Qua. Các môn đồ đã đi dọn sẵn phòng cao của Mác theo lời phán dặn của Đức Chúa Jêsus. Đến tối, Đức Chúa Jêsus và các môn đồ nhóm lại một chỗ (Mathiơ 26:17-20).

“Ngài phán rằng: Ta rất muốn ăn lễ Vượt qua nầy với các ngươi trước khi ta chịu đau đớn… Ðoạn, Ngài cầm lấy bánh, tạ ơn xong, bẻ ra phân phát cho môn đồ, mà phán rằng: Nầy là thân thể ta, đã vì các ngươi mà phó cho; hãy làm sự nầy để nhớ đến ta. Khi ăn xong, Ngài cũng làm như vậy, lấy chén đưa cho môn đồ, mà phán rằng: Chén nầy là giao ước mới trong huyết ta vì các ngươi mà đổ ra.” Luca 22:15-20

Đức Chúa Jêsus phán rằng Ngài rất muốn giữ Lễ Vượt Qua trước khi chịu đau đớn, rồi đã cử hành nghi thức tiệc thánh bởi bánh và rượu nho. Ngài phán rằng bánh của Lễ Vượt Qua là thịt Ngài, và rượu nho là huyết Ngài, Ngài đã phán về rượu nho Lễ Vượt Qua rằng “chén này là giao ước mới trong huyết ta”.

Tầm quan trọng của Lễ Vượt Qua giao ước mới

 Lời hứa của sự tha tội và sự sống đời đời

Tại sao Đức Chúa Jêsus muốn giữ Lễ Vượt Qua cùng với các môn đồ đến thế? Lý do ấy là vì trong Lễ Vượt Qua giao ước mới có phước lành của sự tha tội và sự sống đời đời. Sách Mathiơ đã ghi chép cảnh ấy như sau.

“Ngài lại lấy chén, tạ ơn rồi, đưa cho môn đồ mà rằng: Hết thảy hãy uống đi; vì nầy là huyết ta, huyết của sự giao ước đã đổ ra cho nhiều người được tha tội.” Mathiơ 26:27-28

Đức Chúa Jêsus đã phán rằng rượu nho của Lễ Vượt Qua là huyết Ngài đổ ra cho nhiều người được tha tội. Ngài đã hứa ban sự tha tội cho người nào giữ gìn Lễ Vượt Qua dù là bất cứ ai. Hơn nữa, trong Lễ Vượt Qua có chứa đựng lời hứa về sự sống đời đời.

“Ðức Chúa Jêsus bèn phán cùng họ rằng: Quả thật, quả thật, ta nói cùng các ngươi, nếu các ngươi không ăn thịt của Con người, cùng không uống huyết Ngài, thì chẳng có sự sống trong các ngươi đâu. Ai ăn thịt và uống huyết ta thì được sự sống đời đời; nơi ngày sau rốt, ta sẽ khiến người đó sống lại.” Giăng 6:53-54

Ngài đã phán rằng ai ăn thịt và uống huyết của Đức Chúa Jêsus thì được sự sống đời đời. Đức Chúa Jêsus phán rằng bánh và rượu nho của Lễ Vượt Qua chính là thịt và huyết Ngài (Luca 22:19-20), rốt cuộc điều này nghĩa là nếu giữ Lễ Vượt Qua thì sẽ nhận được sự sống đời đời. Công việc ban sự sống đời đời cho nhân loại cũng là mục đích Đức Chúa Jêsus đến trái đất này (Giăng 10:10). Trong lời phán “Ta rất muốn ăn Lễ Vượt Qua này với các ngươi trước khi Ta chịu đau đớn” chứa đựng tấm lòng khẩn thiết của Ngài mong muốn các môn đồ nhận được sự tha tội và sự sống đời đời bởi Lễ Vượt Qua.

Chúc thư của Đức Chúa Jêsus

Sở dĩ gọi Lễ Vượt Qua là “bữa ăn tối cuối cùng” là vì Đức Chúa Jêsus đã giữ lễ ấy vào đêm trước khi Ngài hy sinh trên thập tự giá. Đức Chúa Jêsus đã giữ Lễ Vượt Qua và tuyên bố đó là giao ước mới được lập bởi huyết Ngài (Luca 22:20) Theo đó, giao ước mới cũng là chúc thơ của Đức Chúa Jêsus trước khi chịu khổ nạn thập tự giá.

“Nhân đó, Ngài là Đấng trung bảo của giao ước mới, để khi Ngài chịu chết mà chuộc tội đã phạm dưới giao ước cũ, thì những kẻ được kêu gọi nhận lãnh cơ nghiệp đời đời đã hứa cho mình. Vì khi có chúc thơ, thì cần phải đợi đến kẻ trối chết đã. Chúc thơ chỉ có giá trị sau lúc chết, vì hễ kẻ trối còn sống thì nó không có quyền gì.” Hêbơrơ 9:15-17

Sau khi đề cập rằng Đức Chúa Jêsus là Đấng trung bảo của giao ước mới, thì đã chép tiếp rằng “chúc thơ chỉ có giá trị sau khi kẻ trối chết”. Lời này nghĩa là giao ước mới – chúc thơ của Đức Chúa Jêsus trở nên có hiệu lực sau sự chết của Ngài. Đức Chúa Jêsus đã lập ra Lễ Vượt Qua – đường đến sự sống đời đời bởi sự hy sinh trên thập tự giá. Nhớ đến hy sinh của Đức Chúa Jêsus thể ấy, Hội Thánh sơ khai đã tiếp tục giữ Lễ Vượt Qua kể cả sau khi Đức Chúa Jêsus thăng thiên. Sứ đồ Phaolô nhấn mạnh rằng vì Đức Chúa Jêsus – thực thể của chiên con Lễ Vượt Qua đã chịu hy sinh trên thập tự giá nên chúng ta phải giữ Lễ Vượt Qua.

“Hãy làm cho mình sạch men cũ đi, hầu cho anh em trở nên bột nhồi mới không men, như anh em là bánh không men vậy. Vì Đấng Christ là con sinh lễ Vượt qua của chúng ta, đã bị giết rồi. Vậy thì, chúng ta hãy giữ lễ (Lễ Vượt Qua)…” I Côrinhtô 5:7-8

Lịch sử Lễ Vượt Qua sau thời đại Hội Thánh sơ khai

Bánh của Lễ Vượt Qua biểu tượng cho thịt của Đức Chúa Jêsus bị xẻ trên thập tự giá, còn rượu nho của Lễ Vượt Qua biểu tượng cho huyết Ngài đã đổ ra trên thập tự giá. Nói cách khác, Lễ Vượt Qua giao ước mới là nghi thức kỷ niệm sự chết của Đấng Christ (I Côrinhtô 11:23-26). Thế nhưng, vào thế kỷ thứ 2, Hội Thánh La Mã đã chủ trương một cách lạ lùng rằng phải cử hành lễ tiệc thánh Lễ Vượt Qua vào Chủ nhật, là ngày Đức Chúa Jêsus phục sinh. Còn Hội Thánh ở khu vực Tiểu Á – nơi cử hành lễ tiệc thánh vào ngày 14 tháng 1 (tháng Nisan) thánh lịch theo sự truyền lại của các sứ đồ đã lập tức phản đối.

Vấn đề ngày tháng giữ lễ tiệc thánh đã dấy lên cuộc tranh luận giữa Hội Thánh Đông – Tây phương. Cả hai bên đều không thể thuyết phục được nhau, cho đến khi vấn đề này được khép lại tại Hội nghị tôn giáo Nicaea vào năm 325 SCN. Họ đã đưa ra quyết định giữ lễ tiệc thánh vào Chủ nhật – ngày Đức Chúa Jêsus phục sinh theo chủ trương của Hội Thánh La Mã. Từ sau đó, Lễ Vượt Qua giao ước mới được cử hành vào buổi chiều tối ngày 14 tháng 1 theo tấm gương của Đức Chúa Jêsus đã bị mất dấu. Đây là lý do ngày nay, nhiều hội thánh trên thế gian đang cử hành lễ tiệc thánh vào Lễ Phục Sinh, và trong sách Sử hội thánh cũng ghi chú nhầm lẫn cuộc tranh luận của Hội Thánh Đông – Tây phương vào thế kỷ thứ 2-4 SCN thành vấn đề ngày tháng “Lễ Phục Sinh”.

Dù sau đó cũng có các cuộc cải cách tôn giáo vào thế kỷ 16, song các nhà cải cách tôn giáo cũng không khôi phục được Lễ Vượt Qua trong Kinh Thánh. Do đó, giáo hội Công giáo La Mã và hết thảy các giáo hội cải cách đều không giữ Lễ Vượt Qua mà Đức Chúa Jêsus đã rất mong muốn giữ. Vậy họ có thể nhận lãnh phước lành sự sống đời đời chăng? Đức Chúa Jêsus đã từng tỏ ra kỳ tích cho 5 ngàn người ăn bánh, song Ngài phán rằng bánh ấy là đồ ăn hư nát mà thôi (Giăng 6:27). Bởi vì duy chỉ bánh và rượu nho của ngày Lễ Vượt Qua mà Đức Chúa Jêsus đã giao ước, tức là ngày 14 tháng 1 thánh lịch mới là đồ ăn của sự sống chứ không phải bánh và rượu nho được ăn và uống vào bất cứ lúc nào cũng đều là đồ ăn của sự sống đâu.

Lễ Vượt Qua giao ước mới được biết đến ngày nay như là “Bữa ăn tối cuối cùng”. Đây là kết tinh của sự hy sinh và tình yêu thương của Đấng Christ vì sự cứu rỗi của nhân loại, và là đường đến sự sống đời đời duy nhất. Kinh Thánh tiên tri về việc Lễ Vượt Qua từng bị giấu kín suốt thời gian dài sẽ được khôi phục lại bởi Đấng Christ Tái Lâm (Êsai 25:6-9). Đấng làm ứng nghiệm lời tiên tri ấy chính là Đấng An Xang Hồng. Theo sự dạy dỗ của Đấng An Xang Hồng, Hội Thánh của Đức Chúa Trời giữ gìn trọn vẹn Lễ Vượt Qua giao ước mới mà Kinh Thánh làm chứng.

Bài viết liên quan
Trở lại

Site Map

사이트맵 전체보기