ahnsahnghong.com is provided in English. Would you like to change to English?

Cải cách tôn giáo và Hội Thánh của Đức Chúa Trời
| Vì sao cải cách tôn giáo của Luther chưa trọn vẹn?

5515 읽음

Cải cách tôn giáo quét qua khắp châu Âu vào năm 1517, đã bắt đầu từ một tấm áp phích dán trước cửa một nhà thờ nào đó. Văn bản này phản bác từng một điều sai trái của thể chế giáo hoàng, đồng thời cũng dấy lên làn sóng lớn đối với hệ thống giáo điều, và khơi mào cho sự kêu la cải cách của những người từng bị áp bức bởi quyền thế của giáo hội Công giáo La Mã.

Làn sóng cải cách quy mô lớn đã dấy lên trong nhà thờ, hội thánh nhưng vẫn chưa được hoàn thành một cách trọn vẹn. Đó là sự khôi phục lẽ thật đúng đắn. Sau khi các sứ đồ qua đời, lẽ thật giao ước mới do Đức Chúa Jêsus lập nên đã bắt đầu bị biến đổi dần dần bởi giáo hội Công giáo La Mã, và rốt cuộc đã không thể tìm được một dấu vết nào. Sau cuộc cải cách tôn giáo, có vô số các nhà lãnh đạo tôn giáo đã nghiên cứu Kinh Thánh nhưng không có bất cứ ai tìm lại được lẽ thật một cách nguyên vẹn. Song, theo lời tiên tri Kinh Thánh, đến kỳ thì sự sáng của lẽ thật được tỏ ra và cải cách tôn giáo trọn vẹn đã được hoàn thành. Đức Chúa Jêsus đích thân tái lâm và đem đến lẽ thật giao ước mới.

Cải cách tôn giáo thế kỷ thứ 16 và sự xuất hiện của đạo Tin lành

Đạo Tin lành là từ để chỉ về các giáo phái Cơ Đốc giáo đã tách ra khỏi giáo hội Công giáo La Mã (Thiên Chúa giáo), đã được lập nên bởi kết quả của cuộc cải cách tôn giáo vào thế kỷ 16. Được gọi là “Protestant” trong tiếng Anh, có nghĩa là “người phản kháng, người phản đối, người kháng nghị” theo nghĩa đen. Tại Nghị viện đế quốc Đức năm 1529, những người ủng hộ cuộc cải cách tôn giáo của Luther đã mạnh mẽ bày tỏ đức tin của mình trước sự áp bức bởi thế lực của giáo hội Công giáo La Mã như hoàng đế Karl V v.v…, và từ “kháng cách (tiếng Latinh là protestatio)” bắt nguồn từ đó.

Cải cách tôn giáo vào thế kỷ 16 là bối cảnh ra đời của đạo Tin lành được bắt đầu bởi Martin Luther, từng là giáo sư thần học Đại học Wittenberg, Đức. Lúc bấy giờ, Giáo hoàng Leo X đã bán thẻ miễn tội vừa để cung cấp tài chính cho chính quyền của giáo hoàng đang bị lũng đoạn vì tham nhũng lan rộng, vừa để tài trợ chi phí xây dựng Vương cung thánh đường thánh Phierơ. Để phản đối việc ấy, vào năm 1517, Luther đã dán “95 luận đề” tại trước cửa của nhà thờ thuộc đại học Wittenberg, Đức nhằm cho biết sự phi lý của việc bán thẻ miễn tội.

Luther cho rằng sự cứu rỗi của loài người chỉ được ban cho bởi đức tin và ân huệ của Đức Chúa Trời, và cũng đưa ra chủ trương phải quay trở lại với tín ngưỡng lấy Kinh thánh làm trọng tâm, vừa trực tiếp phủ nhận thẩm quyền của giáo hoàng và giáo hội Công giáo La Mã. Luther đã không từ bỏ lý lẽ của mình, bất chấp sự đàn áp của giáo hoàng và hoàng đế của đế quốc La Mã Thần thánh (Đức) – tự nhận là người bảo hộ của giáo hội Công giáo La Mã. Khi các chư hầu và các đô thị tự trị Đức dần dần ủng hộ Luther, một giáo hội mới, tức là Protestant (đạo Tin lành) thoát khỏi sự cai trị của giáo hoàng đã được hình thành.

Mặt khác, ở Thụy Sĩ, nhà cải cách Zwingli đã chết trong trận chiến với thế lực Công giáo La Mã trong khi đang hoạt động. Nối tiếp có Calvin – là người xuất thân từ nước Pháp đã đi đầu trong cuộc cải cách tôn giáo bằng cách tổ chức một cách có hệ thống tinh thần và học thuyết cải cách tôn giáo. Calvin nhấn mạnh tín ngưỡng lấy Kinh Thánh làm trọng tâm một cách triệt để hơn cả Luther, và đưa ra thuyết tiền định chủ trương rằng sự cứu rỗi của loài người đã được quyết định trước bởi Đức Chúa Trời. Chủ trương của Calvin được hoan nghênh trong tầng lớp thường dân và nhanh chóng được truyền bá sang Pháp, Anh và Hà Lan v.v…, cuộc cải cách tôn giáo ngày càng mở rộng hơn nữa.

Lý do thực hiện cải cách tôn giáo

Cuộc cải cách tôn giáo vào thế kỷ 16 là một việc nguy hiểm đến tính mạng bởi dám đối mặt với giáo hội Công giáo La Mã và giáo hoàng – là người có quyền lực tuyệt đối trên đất. Dầu vậy, sở dĩ nhiều người vẫn kêu gọi cải cách giáo hội và đòi hỏi tự do tín ngưỡng là vì họ không thể ngồi nhìn sự thế tục hóa và sự tham nhũng nghiêm trọng của giáo hội Công giáo La Mã, cùng với việc lẽ thật bị bóp méo.

Việc bán thẻ miễn tội đã trở thành bước ngoặt quyết định cho cuộc cải cách tôn giáo, là một sự kiện tiêu biểu cho sự thối nát của giáo hội Công giáo La Mã lúc bấy giờ. Kinh Thánh dạy dỗ rằng sự tha tội được ban cho thông qua huyết của Đấng Christ đã đổ ra trên thập tự giá (Êphêsô 1:7). Tức là chúng ta nhận được sự cứu chuộc khỏi tội lỗi một cách nhưng không bởi ân huệ của Đức Chúa Trời. Thế nhưng, giáo hội Công giáo La Mã đã tuyên truyền rằng chỉ cần mua thẻ miễn tội thì có thể được miễn khỏi hình phạt tội lỗi, và dùng tiền mà mua bán sự cứu rỗi – là ân huệ của Đức Chúa Trời.

Hơn nữa, nhằm duy trì quyền lực của giáo hoàng, giáo hội Công giáo La Mã còn mở ra tòa án tôn giáo để phán quyết những người không theo giáo hoàng hoặc giáo lý của giáo hội Công giáo La Mã là tà đạo, rồi tra tấn một cách dã man và hành hình họ. Để củng cố địa vị của mình, họ cấm tín đồ thông thường sở hữu hoặc đọc Kinh Thánh, và tất cả các thánh lễ được tổ chức bằng tiếng Latinh, khiến cho tín đồ thông thường không thể hiểu được lời Kinh Thánh.

Các ứng cử viên giáo hoàng đã hối lộ các hồng y bằng tiền và không từ thủ đoạn giết người để được bầu làm giáo hoàng. Nhằm tích lũy của cải cá nhân, các thánh chức đã không ngần ngại tham gia buôn bán thánh chức và phạm tội tà dâm trong các nhà thờ và tu viện. Giáo hội Công giáo La Mã nắm giữ mọi quyền lực, không khác gì hang ổ của mọi điều dơ dáy và trái luật pháp. Vì vậy, các nhà cải cách đã dấy lên để chỉ trích những sai phạm và sự tha hóa của giáo hội Công giáo La Mã, cũng như yêu cầu tự do tín ngưỡng và cải cách tôn giáo, nhiều người châu Âu lúc bấy giờ đã đồng cảm với tiếng kêu của họ và ủng hộ cải cách.

Cải cách tôn giáo không trọn vẹn

Thông qua cuộc cải cách tôn giáo vào thế kỷ 16, vô số người đã được thoát khỏi sự áp bức của thể chế giáo hoàng và có được sự tự do tôn giáo. Song, cuộc cải cách tôn giáo lúc bấy giờ vẫn chưa được trọn vẹn. Bởi vì họ vẫn không khôi phục được lẽ thật giao ước mới mà Đức Chúa Jêsus đã lập nên.

Sai lầm lớn nhất của giáo hội Công giáo La Mã là đã xóa bỏ lẽ thật của Hội Thánh sơ khai, tức là lẽ thật giao ước mới mà Đức Chúa Jêsus đã lập nên vì sự cứu rỗi của nhân loại, mà lại du nhập vào trong hội thánh những phong tục của ngoại giáo. Đức Chúa Jêsus và Hội Thánh sơ khai đã giữ gìn lẽ thật giao ước mới như ngày Sabát, Lễ Vượt Qua v.v… Thế nhưng, giáo hội Công giáo La Mã đã biến đổi ngày Sabát – là luật pháp của Đức Chúa Trời thành Chủ nhật – là ngày thánh của đạo thần mặt trời (năm 321), xóa bỏ Lễ Vượt Qua là lẽ thật sự sống (năm 325) và du nhập lễ giáng sinh vốn là ngày ra đời của thần mặt trời (năm 354). Hơn nữa, họ còn cho dựng thập tự giá bên trong nhà thờ (năm 431), dù đó là vật tượng trưng cho tôn giáo ngoại bang thời cổ đại và từng được sử dụng làm khung hành hình của đế quốc La Mã; tiếp nhận tư tưởng tôn kính mẫu tử của ngoại đạo và hợp lý hóa bằng việc tôn thờ Mari. Đến thế kỷ thứ 5, họ sửa đổi thậm chí Mười Điều Răn một cách tùy tiện cho phù hợp với giáo lý của họ.

Những nhà cải cách tôn giáo vào thế kỷ 16 đã không phá vỡ được những giáo lý giả dối ấy. Đạo Tin lành vẫn kế thừa các giáo lý do giáo hội Công giáo La Mã làm ra, chẳng hạn như thờ phượng Chủ nhật, và không giữ theo những sự dạy dỗ của Đấng Christ như ngày Sabát, Lễ Vượt qua v.v… Một số nhà cải cách tôn giáo nghĩ rằng cuộc cải cách của họ vẫn chưa trọn vẹn và dặn dò hậu thế tiếp tục cải cách dựa trên trọng tâm là Kinh Thánh. Khẩu ngữ tiếng Latinh của họ là “Ecclesia Semper Reformanda”, có nghĩa là “Hội thánh phải luôn được cải cách.” cho thấy rõ tinh thần của họ.

Kể từ đó đến nay, nhiều nhà lãnh đạo tôn giáo và học giả đã nhấn mạnh tín ngưỡng lấy Kinh Thánh làm trọng tâm và kêu gọi cải cách theo cách riêng của họ. Kết quả là, nhiều giáo phái Cơ đốc giáo đã được thành lập, nhưng trong số đó không có bất cứ ai tìm lại được lẽ thật của giao ước mới. Điều này có nghĩa là cuộc cải cách tôn giáo vào thế kỷ 16 cũng như nhiều cuộc cải cách sau đó đều là cải cách không trọn vẹn.

Lý do cần thiết cải cách tôn giáo trọn vẹn

Sau khi nhiệt khí của cuộc cải cách tôn giáo nguội đi, đạo Tin lành hài lòng và thỏa mãn với việc thoát khỏi sự áp bức của giáo hội Công giáo La Mã và có thể sinh hoạt tín ngưỡng một cách tự do. Đạo Tin lành đã ngừng cải cách, dần trở nên thế tục hóa và thối nát khi thời gian trôi qua.

“Trong hội thánh của xã hội Hàn Quốc ngày nay, đặc biệt ở hội thánh tin lành to lớn, không thể tìm kiếm không gian “những kẻ mệt mỏi và gánh nặng” có thể “nghỉ ngơi” như câu Kinh Thánh. “Những kẻ quyền lực hội thánh” như một số mục sư nổi tiếng truyền lại tài sản hội thánh cho con cái, can thiệp vào bầu cử Tổng thống và nhặt “chiến lợi phẩm” là quan chức v.v…, trổ tài uy thế đến nỗi bắt Tổng thống đương nhiệm quỳ gối… … Các thành viên hội thánh phải tự suy xét một cách toàn diện và căn bản về hiện thực rằng hội thánh đã bị coi là tệ nạn của xã hội hơn là sự sáng và muối của xã hội, rồi quả cảm mà thực tiễn một cách cụ thể để cải cách hội thánh.” “Hội thánh buôn bán chức vụ mục sư thì có sự cứu rỗi chăng?”, Kyunghyang Shinmun 21/06/2011 6. 21.

Hình ảnh đạo Tin lành ngày nay không khác biệt mấy so với giáo hội Công giáo La mã cách đây 500 năm trước. Trong một thế giới bị vẩn đục, nơi mà đạo đức và luân lý dễ dàng bị từ bỏ, hội thánh từ chối vai trò đưa ra phương hướng hầu cho con người sống một cách ngay thẳng, mà lại trở thành chủ thể của mọi sự phi lý và trái luật pháp. Người thừa kế cải cách tôn giáo thế kỷ 16 bị sa sút trở thành đối tượng phải được cải cách.

Như vậy, đương nhiên trong giáo hội Công giáo La Mã và kể cả đạo Tin lành là kết quả của cuộc cải cách vào thế kỷ 16 cũng không thể tìm thấy được lẽ thật mà Đức Chúa Jêsus Christ đã là gương và được ghi chép y nguyên trong Kinh Thánh. Nhiều hội thánh đang mưu cầu vật chất thế tục hơn là lẽ thật, và đang bước đi trên con đường tha hóa. Như lời tiên tri của Đức Chúa Jêsus vào 2000 năm trước, đã đến thời đại mà không thể tìm thấy đức tin trọn vẹn xứng đáng được cứu rỗi (Luca 18:8). Nếu Đức Chúa Trời phán xét thế gian ngay lập tức trong tình huống thể này thì không có bất cứ ai được nhận sự cứu rỗi. Vì cho dù có sốt sắng tin vào Đức Chúa Trời đi chăng nữa, nhưng nếu làm sự trái luật pháp không phải là ý muốn của Đức Chúa Trời thì tuyệt đối không thể đi vào Nước Thiên Đàng (Mathiơ 7:21-23). Cho nên, cuộc cải cách tôn giáo trọn vẹn phải xuất hiện vì sự cứu rỗi của các thánh đồ vào thời đại này.

Đức Chúa Jêsus Tái Lâm hoàn thành cải cách tôn giáo trọn vẹn

Sự tiên phong cải cách tôn giáo trọn vẹn

Kể cả giáo hội Công giáo La Mã từ bỏ lẽ thật giao ước mới và lấy phong tục ngoại đạo làm thành giáo lý của mình, kể cả đạo Tin lành đang giữ các giáo lý mà giáo hội Công giáo La Mã làm ra, đều không thể trở thành chủ thể chân chính của cải cách tôn giáo trọn vẹn. Bởi năng lực và sự phán đoán không trọn vẹn của con người thì không thể hoàn thành cải cách tôn giáo trọn vẹn được. Duy chỉ Đức Chúa Trời, tức là Đấng Christ mới có thể hoàn thành được điều này.

“Bấy giờ tôi thấy trời mở ra, và có một con ngựa bạch hiện ra: Ðấng cưỡi ngựa ấy gọi là Ðấng TRUNG TÍN VÀ CHÂN THẬT; Ngài lấy lẽ công bình mà xét đoán và chiến đấu… Các đạo binh trên trời đều mặc vải gai mịn, trắng và sạch, cưỡi ngựa bạch theo Ngài… Trên áo tơi và trên đùi Ngài, có đề một danh là: VUA CỦA CÁC VUA VÀ CHÚA CỦA CÁC CHÚA.”Khải Huyền 19:11-16

Được chép rằng “Đấng cưỡi ngựa bạch” là “VUA CỦA CÁC VUA VÀ CHÚA CỦA CÁC CHÚA”, lời này đang chỉ ra Đức Chúa Jêsus, tức là Chiên Con (Tham khảo: Khải Huyền 17:14). Chính xác thì đó là Đức Chúa Jêsus Tái Lâm. Bởi vì Đấng cưỡi ngựa bạch và đạo binh trên trời theo Ngài đang tranh chiến với “con thú”.

“Tôi lại thấy con thú và các vua thế gian cùng những quân đội mình nhóm lại đặng tranh chiến với Ðấng cỡi ngựa, và với đạo binh của Ngài. Nhưng con thú bị bắt và tiên tri giả là kẻ đã làm phép lạ trước mặt cho thú, nhờ đó lừa dối những người đã nhận dấu hiệu con thú cùng thờ lạy hình tượng nó, cùng bị bắt với nó nữa…”Khải Huyền 19:19-20

Theo lời tiên tri trong Khải Huyền chương 13, con thú tranh chiến với Đấng cưỡi ngựa bạch được nhận quyền thế làm việc trong 42 tháng, nó đối nghịch với Đức Chúa Trời và làm hao mòn các thánh đồ (Khải Huyền 13:5-7). Lời này nghĩa là thế lực của Satan đã nắm chủ quyền và thống trị thế gian trong suốt thời kỳ tối tăm. Tại đây, “Đấng cưỡi ngựa bạch” tranh chiến cùng con thú chắc chắn là Đức Chúa Jêsus Tái Lâm.

Giả sử Đức Chúa Jêsus Tái Lâm xuất hiện trong vinh hiển với tư cách là Đấng Phán Xét Cuối Cùng thì chắc sẽ không có bất cứ ai dám đối nghịch với Ngài. Thế nhưng, đã được tiên tri rằng Đức Chúa Jêsus Tái Lâm và con thú “tranh chiến” với nhau. Lời này nghĩa là Đức Chúa Jêsus chắc chắn tái lâm trong xác thịt. Thế thì, ai sẽ được thắng trong trận chiến đấu này?

“Chúng chiến tranh cùng Chiên Con, Chiên Con sẽ được thắng, vì là Chúa của các chúa, Vua của các vua; và những kẻ được kêu gọi, những kẻ được chọn cùng những kẻ trung tín đều ở với Chiên Con, cũng thắng được chúng nữa.”Khải Huyền 17:14

Kinh Thánh tiên tri rằng Chiên Con, tức là Đức Chúa Jêsus Tái Lâm, và các thánh đồ ở cùng với Ngài sẽ thắng lợi. Đức Chúa Jêsus mặc lấy xác thịt mà đến trái đất này lần nữa là Đấng tiên phong, Ngài sẽ xét đoán giáo lý giả dối của giáo hội Công giáo La Mã được biểu tượng bởi con thú, cùng giải phóng cho các thánh đồ ở dưới quyền thế của con thú. Vì thế, cải cách tôn giáo trọn vẹn chỉ có thể được hoàn thành khi Đức Chúa Jêsus đến lần thứ hai.

Cải cách tôn giáo và Lễ Vượt Qua

Giáo hội Công giáo La Mã tiếp nhận phong tục của kẻ theo chủ nghĩa ngoại đạo và làm ra giáo lý riêng của mình, còn đạo Tin lành đang kế thừa y nguyên các giáo lý của giáo hội Công giáo. Vậy, Đức Chúa Jêsus Tái Lâm sẽ phán xét họ và hoàn thành cải cách tôn giáo thông qua lẽ thật nào? Đó chính là Lễ Vượt Qua – chứa đựng lời hứa xét đoán các thần khác.

Cách đây 3500 năm trước, Đức Chúa Trời đã giải phóng cho người dân Ysơraên bởi Lễ Vượt Qua, trong khi họ đương làm nô lệ tại xứ Êdíptô. Đương thời, Pharaôn vua Êdíptô đã không thả người dân Ysơraên đi dù chín tai vạ đã giáng xuống. Một trong những lý do đó là vì đối với họ cũng có các thần mà họ tin tưởng và trông cậy (Xuất Êdíptô Ký 7:10-13, 20-22, 8:6-7). Vì thế, Đức Chúa Trời đã xét đoán hết thảy các thần khác thông qua Lễ Vượt Qua.

“… ấy là lễ Vượt qua của Đức Giêhôva. Đêm đó ta sẽ đi qua xứ Êdíptô, hành hại mọi con đầu lòng xứ Êdíptô, từ người ta cho đến súc vật; ta sẽ xét đoán các thần của xứ Êdíptô; ta là Đức Giêhôva.”Xuất Êdíptô Ký 12:11-12

Như vậy, từ khi Đức Chúa Trời lập ra Lễ Vượt Qua lần đầu tiên, Ngài đã định ngày đó là ngày xét đoán các thần khác. Lịch sử này không chỉ xảy ra vào đương thời Xuất Êdíptô, mà còn diễn ra vào thời vua Êxêchia và vua Giôsia. Vào thời vua Êxêchia, ngay khi vừa giữ xong Lễ Vượt Qua mà đã không được giữ trong suốt thời gian dài, dân sự đã trừ diệt hết thảy các thần tượng mà họ đã thờ lạy bấy lâu nay (II Sử Ký 30:1-5, 31:1). Vua Giôsia cũng tin vào Đức Chúa Trời nhưng lại không hiểu biết sự thật rằng bản thân mình đang thờ lạy hình tượng. Thế nhưng, sau khi hiểu biết và giữ gìn Lễ Vượt Qua, vua đã nhận ra rằng những thứ mình thờ lạy bấy lâu đều là hình tượng nên đã phá hủy hết thảy (II Các Vua 23:1-25). Khi giữ gìn Lễ Vượt Qua thì các thần khác đều bị xét đoán theo như lời của Đức Chúa Trời.

Như vậy, cho dù vào thời đại khác nhau, nhưng kết quả của việc gìn giữ Lễ Vượt Qua là như nhau. Lễ Vượt Qua là ngày quyền năng trừ diệt các thần khác, ngoại trừ Đức Chúa Trời. Cải cách tôn giáo trọn vẹn vào thời đại này cũng chỉ có thể được thực hiện khi lẽ thật Lễ Vượt Qua – lẽ thật xét đoán hết thảy các thần khác xuất hiện.

“Sau điều đó, tôi thấy một vị thiên sứ khác ở trên trời xuống, người có quyền lớn, và sự vinh hiển người chiếu rực rỡ trên đất… Babylôn lớn đã đổi rồi, đã đổ rồi! Thành ấy đã trở nên chỗ ở của các ma quỉ, nơi hang hố của mọi tà thần, hang hố của mọi giống chim dơ dáy mà người ta gớm ghiếc.”Khải Huyền 18:1-3

Trong Kinh Thánh, chim chóc tượng trưng cho ma quỉ (Luca 8:4-5, 11-12). Kinh Thánh làm chứng rằng nơi hang hố của ma quỉ, tà thần gớm ghiếc cùng nơi ở của Satan sẽ lộ ra và bị sụp đổ bởi sự sáng vinh hiển chiếu rực rỡ trên đất. Sự sáng vinh hiển này chính là lẽ thật Lễ Vượt Qua giao ước mới xét đoán các thần khác.

Cải cách tôn giáo cuối cùng và Đấng An Xang Hồng

Cách đây 2000 năm trước, Đức Chúa Jêsus đã lập giao ước mới thông qua Lễ Vượt Qua (Luca 22:14-20). Thế nhưng, Lễ Vượt Qua giao ước mới mà Đức Chúa Jêsus tha thiết mong muốn gìn giữ đã bị xóa bỏ tại Hội nghị tôn giáo Nicaea vào năm 325 do sự hủy báng của Satan. Từ đó, không có ai giữ Lễ Vượt Qua giao ước mới trong suốt thời gian dài. Như lời tiên tri rằng con thú hủy báng Đức Chúa Trời và được thắng khi tranh chiến với các thánh đồ, nên không có bất cứ ai giữ gìn được lẽ thật sự cứu rỗi mà Đức Chúa Jêsus đã lập nên.

Trong tình huống như thế, Đấng chiến đấu với con thú và giành được thắng lợi chính là “Đấng cưỡi ngựa bạch” trong Khải Huyền chương 19, tức là Đức Chúa Jêsus Tái Lâm. Đức Chúa Jêsus đã mặc lấy xác thịt mà đến lần nữa để tìm lại Lễ Vượt Qua. Cảnh lẽ thật Lễ Vượt Qua – lẽ thật xét đoán các thần khác được khôi phục bởi Đức Chúa Jêsus Tái Lâm, khiến cho hang ổ của ma quỉ bị lộ ra và các hình tượng bị xét đoán chính là lời tiên tri trong Khải Huyền 18:1-2. Vì thế, để hoàn thành cải cách tôn giáo trọn vẹn, nhất định Đức Chúa Jêsus phải tái lâm và đem đến lẽ thật Lễ Vượt Qua.

Đấng đã đem đến Lễ Vượt Qua giao ước mới theo lời tiên tri này chính là Đấng Christ Tái Lâm An Xang Hồng. Đấng An Xang Hồng đã dạy dỗ và hầu cho giữ gìn lẽ thật Lễ Vượt Qua giao ước mới, là điều mà không một ai biết đến trong suốt thời gian dài khoảng 1600 năm, Ngài đã phá vỡ hết thảy các hình tượng về giáo lý được giữ trong giáo hội Công giáo La Mã cũng như trong đạo Tin lành. Ngài cũng đã khôi phục hết thảy các lễ trọng thể và luật lệ của giao ước mới như ngày Sabát – ngày kỷ niệm của Đấng Sáng Tạo, Lễ Vượt Qua – ngày kỷ niệm của Đấng Cứu Chuộc, Lễ Phục Sinh, Lễ Ngũ Tuần, Lễ Lều Tạm, luật lệ khăn trùm v.v… theo sự dạy dỗ của Kinh Thánh. Ngài đã hoàn thành cải cách tôn giáo trọn vẹn và mở lại con đường của sự cứu rỗi bằng cách khôi phục lẽ thật và tín ngưỡng thuần khiết của Hội Thánh sơ khai, là những điều trước khi bị biến đổi bởi giáo hội Công giáo La Mã. Hội Thánh được lập nên như thế này là Hội Thánh của Đức Chúa Trời. Hội Thánh của Đức Chúa Trời giữ vững tín ngưỡng đúng đắn và ngay thẳng lấy Kinh Thánh làm trọng tâm, và mở ra cải cách tôn giáo chân chính, là rao truyền Tin Lành giao ước mới, lẽ thật của sự cứu rỗi cho thế gian đầy dẫy sự trái luật pháp.

FacebookTwitterEmailLineMessage
Bài viết liên quan
Trở lại

Site Map

사이트맵 전체보기