So sánh Cựu Ước và Tân Ước
| Giao ước cũ được thay đổi thành giao ước mới

5843 읽음

Kinh Thánh được chia thành hai phần lớn là Cựu Ước (giao ước cũ) và Tân Ước (giao ước mới). Điều này nghĩa là Kinh Thánh được hình thành bởi giao ước mà Đức Chúa Trời ban cho. Nếu muốn nhận phước lành và sự cứu rỗi từ nơi Đức Chúa Trời thì phải nghiêng tai lắng nghe lời hứa trong Kinh Thánh, và phải hiểu biết một cách đúng đắn về Cựu Ước và Tân Ước, tức là giao ước cũ và giao ước mới.

Giao ước cũ được Đức Chúa Trời lập ra cho người dân Ysơraên thông qua Môise vào thời Xuất Êdíptô cách đây 3500 năm trước. Còn giao ước mới được đích thân Đức Chúa Jêsus lập ra khi Ngài đến trái đất này vào khoảng 2000 năm trước. Giao ước của Đức Chúa Trời cũng được gọi là luật pháp (luật) của Đức Chúa Trời (Tham khảo: Xuất Êdíptô Ký 24:12, 34:28). Vì vậy, Kinh Thánh gọi giao ước cũ được lập thông qua Môise là “luật pháp của Môise”, còn giao ước mới do Đức Chúa Jêsus lập nên là “luật pháp của Đấng Christ” (Êxơra 7:6, Công Vụ Các Sứ Đồ 13:39, I Côrinhtô 9:21).

Từ Cựu Ước đến Tân Ước – Sự thay đổi của luật pháp

Ngày nay, nhiều Cơ Đốc nhân nghĩ rằng mọi luật pháp của Đức Chúa Trời đều đã bị hủy bỏ khi thời đại Cựu Ước chuyển sang thời đại Tân Ước. Họ suy nghĩ rằng vì luật pháp của Môise đều đã bị hủy bỏ, nên không có luật pháp nào cần phải giữ vào thời đại Tân Ước nữa, và chỉ cần tin vào Đấng Christ thì sẽ được cứu rỗi. Đây là một sự hiểu lầm lớn đối với lời dạy dỗ của Kinh Thánh.

“… (dầu chính tôi chẳng ở dưới quyền luật pháp), tôi cũng ở như kẻ dưới quyền luật pháp, hầu được những người dưới quyền luật pháp… (dầu đối với Ðức Chúa Trời tôi không phải là không luật pháp, vì tôi ở dưới luật pháp của Ðấng Christ), song tôi cũng ở như người không luật pháp, hầu được những người không luật pháp.” I Côrinhtô 9:20-21

Đương thời Hội Thánh sơ khai, thông thường khi nói đến “luật pháp” thì nghĩa là đang chỉ về luật pháp của Môise. Thế mà, sứ đồ Phaolô làm chứng rằng ông không ở dưới luật pháp của Môise nhưng ở dưới “luật pháp của Đấng Christ”. Nghĩa là kể cả vào thời đại Tân Ước, rõ ràng cũng tồn tại luật pháp mà các thánh đồ phải giữ.

“Chức tế lễ đã thay đổi thì luật pháp cũng cần phải thay đổi.” Hêbơrơ 7:12

“Thay đổi” có nghĩa là thay cái này bằng cái khác. Được chép rằng khi thời đại Cựu Ước chuyển sang thời đại Tân Ước thì chức tế lễ đã thay đổi, khi đó luật pháp cũng được thay đổi. Không phải là luật pháp bị hủy bỏ rồi biến mất luôn, mà có nghĩa là vào thời đại Tân Ước cũng có tồn tại luật pháp đã được thay đổi. Chúng ta cũng có thể xác minh sự thật này thông qua lời dạy dỗ của Đức Chúa Jêsus.

“Các ngươi đừng tưởng ta đến đặng phá luật pháp hay là lời tiên tri; ta đến, không phải để phá, song để làm cho trọn.” Mathiơ 5:17

Đức Chúa Jêsus đã đến không đơn thuần là để hủy bỏ luật pháp của Môise thời đại Cựu Ước, mà là để làm cho trọn vẹn. Luật pháp mới mà Đức Chúa Jêsus đã thay đổi cho trọn vẹn, luật pháp của thời đại Tân Ước mà sứ đồ Phaolô cũng vâng giữ. Ấy chính là luật pháp của Đấng Christ, tức là giao ước mới.

Giao ước mới chứa đựng ân huệ của sự tha tội

Giao ước cũ, và giao ước mới do Đức Chúa Jêsus lập nên có những điểm khác biệt nào? Nói chung, nếu không giữ luật pháp thì đối với người đó sẽ có các hình phạt theo sau. Luật pháp của Môise, tức là giao ước cũ cũng giống như vậy. Đó là luật pháp định tội đối với tội nhân. Tuy nhiên, giao ước mới thì khác. Đức Chúa Trời phán rằng người nào trở thành dân của Ngài nhờ giữ gìn giao ước mới thì Ngài sẽ không nhớ đến tội lỗi của người ấy nữa. Giao ước mới là luật pháp tha thứ cho tội nhân, trong đó có chứa đựng ân huệ đặc biệt của Đức Chúa Trời (Giêrêmi 31:31-34).

“Vì nếu ước thứ nhứt không thiếu gì, thì chẳng có chỗ nào lập ước thứ hai… Chúa phán: kìa, nhựt kỳ đến, Khi đó ta sẽ cùng nhà Ysơraên và nhà Giuđa lập một ước mới… Ta sẽ để luật pháp ta trong trí họ, Và ghi tạc vào lòng; Ta sẽ làm Đức Chúa Trời họ, Họ sẽ làm dân ta… Nhân ta sẽ tha sự gian ác của họ, Và không nhớ đến tội lỗi họ nữa.” Hêbơrơ 8:7-12

Bởi luật pháp của Môise, là giao ước cũ, thì không ai được xưng là công bình (Rôma 3:20, Galati 2:16). Bởi vì con người không thể tuân theo hết thảy vô số luật pháp ấy. Vì thế, Đức Chúa Trời đã đích thân đến trái đất này với danh là Jêsus, và lập ra giao ước mới, là luật pháp trọn vẹn mà hễ ai gìn giữ thì đều có thể nhận được sự tha tội. Trọng tâm của giao ước mới này chính là Lễ Vượt Qua.

“Ngài phán rằng: Ta rất muốn ăn lễ Vượt qua nầy với các ngươi trước khi ta chịu đau đớn… Đoạn, Ngài cầm lấy bánh, tạ ơn xong, bẻ ra phân phát cho môn đồ, mà phán rằng: Nầy là thân thể ta, đã vì các ngươi mà phó cho; hãy làm sự nầy để nhớ đến ta. Khi ăn xong, Ngài cũng làm như vậy, lấy chén đưa cho môn đồ, mà phán rằng: Chén nầy là giao ước mới trong huyết ta vì các ngươi mà đổ ra.” Luca 22:15, 19-20

Đức Chúa Jêsus đã giữ Lễ Vượt Qua cùng với các môn đồ tại phòng cao của Mác, Ngài đã cầm lấy chén, tức là rượu nho mà phán rằng “chén này là giao ước mới trong huyết Ta”. Điều này nghĩa là trọng tâm của giao ước mới mà Đức Chúa Jêsus đã lập nên chính là Lễ Vượt Qua.

Lễ Vượt Qua được giữ bởi bánh và rượu nho tượng trưng cho thịt và huyết của Đức Chúa Jêsus. Trong đó có chứa đựng sự hy sinh và tình yêu thương của Đấng Christ – Đấng đảm đương nỗi đau đớn sự chết trên thập tự giá để tha thứ tội lỗi của nhân loại. Vì thế, các sứ đồ nói rằng mỗi khi giữ Lễ Vượt Qua giao ước mới thì rao truyền sự chết của Đấng Christ (I Côrinhtô 11:23-26). Hễ ai giữ Lễ Vượt Qua trong khi ghi khắc tình yêu thương của Đấng Christ vào trong lòng thì mới có thể trở thành người dân của Đức Chúa Trời “được ghi tạc giao ước mới vào lòng” như đã được tiên tri trong Kinh Thánh (Giêrêmi 31:33). Người không giữ Lễ Vượt Qua – là trọng tâm của giao ước mới thì tuyệt đối không thể trở thành người dân của Đức Chúa Trời.

Luật pháp của Đấng Christ phải giữ vào thời đại Tân Ước

Trong thời đại Cựu Ước, người giữ giao ước cũ là người dân của Đức Chúa Trời, còn trong thời đại Tân Ước, người giữ giao ước mới là người dân của Đức Chúa Trời (Giêrêmi 11:4-5, 31:31-33). Vì vậy, không phải vì là thời đại Tân Ước nên không cần phải giữ bất cứ luật pháp nào đâu, mà chúng ta phải hiểu biết đúng đắn và hết sức giữ gìn luật pháp của Đấng Christ, tức là giao ước mới mà Đức Chúa Jêsus đã lập ra.

Đức Chúa Jêsus đã đích thân làm gương phương pháp giữ gìn luật pháp của Đấng Christ. Điển hình là Lễ Vượt Qua, vào thời đại Cựu Ước, người dân giữ Lễ Vượt Qua bằng thịt và huyết của chiên con, nhưng vào thời đại Tân Ước, Ngài đã dạy dỗ hầu cho chúng ta giữ bằng bánh và rượu nho (Xuất Êdíptô Ký 12:5-11, Mathiơ 26:17-28). Ngày Sabát cũng vậy, vào thời đại Cựu Ước thì dâng chiên con làm lễ thiêu, nhưng vào thời đại Tân Ước, Ngài đã làm gương thờ phượng bằng tâm thần và lẽ thật (Dân Số Ký 28:9-10, Luca 4:16, Giăng 4:23-24). Nếu so sánh giữa luật pháp của Đấng Christ mà Đức Chúa Jêsus đã làm gương, tức là giao ước mới với giao ước cũ thì như sau.

Giao ước cũ Giao ước mới
Giao ước cũ, tức là luật pháp cũ đã được ban cho tại núi Sinai
(Nêhêmi 9:13-14, Xuất Êdíptô Ký 20:1-20)
Giao ước mới, tức là luật pháp mới đã được ban cho tại núi Siôn
(So sánh: Êsai 2:2-3, Michê 4:1-2, Giêrêmi 31:31, Luca 22:7-20, Hêbơrơ 8:7-8)
Chức vụ tế lễ của giao ước cũ là theo ban Arôn
(Hêbơrơ 7:11-13)
Chức vụ tế lễ của giao ước mới là theo ban Mênchixêđéc
(Thi Thiên 110:4, Hêbơrơ 7:14-21)
Luật pháp Môise là lời báo cáo ở dưới đất
(Hêbơrơ 12:18-25)
Luật pháp của Ðấng Christ là lời báo cáo từ trên trời.
(I Côrinhtô 9:21, Hêbơrơ 12:25)
Giao ước cũ giết con sinh chiên con mà giữ Lễ Vượt Qua
(Xuất Êdíptô Ký 12:5-11)
Giao ước mới lấy bánh và rượu nho mà giữ Lễ Vượt Qua
(Sáng Thế Ký 14:18-20, Luca 22:7-20)
Trong Lễ Bánh Không Men của giao ước cũ, dân sự ăn bánh không men trong 7 ngày
(Xuất Êdíptô Ký 12:15)
Trong Lễ Bánh Không Men của giao ước mới, dân sự kiêng ăn mà giữ Lễ Hoạn Nạn
(Mathiơ 9:14-15, Mác 2:18-20)
Vào Lễ Trái Đầu Mùa trong Cựu Ước, là Lễ Bảy Tuần, lấy bó lúa mì đầu tiên mà dâng lễ chay đưa vẫy
(Lêvi Ký 23:10-11)
Trong Tân Ước, giữ Lễ Phục Sinh
(Luca 24:13-43, I Côrinhtô 15:20)
Ngày cuối cùng của Lễ Bảy Tuần
(Lêvi Ký 23:15-16)
Lễ Ngũ Tuần là ngày Thánh Linh giáng lâm
(Công Vụ Các Sứ Ðồ 2:1-4, 20:16, I Côrinhtô 16:8)
Tuần lễ cầu nguyện Lễ Kèn Thổi, cầu nguyện thống hối vào Ngày Lễ Chuộc Tội, nhóm hiệp thánh trong 7 ngày kỳ Lễ Lều Tạm
(Lêvi Ký 23:24-36)
Tuần lễ cầu nguyện Lễ Kèn Thổi, cầu nguyện thống hối vào Ngày Lễ Chuộc Tội, Ðại hội truyền đạo trong 7 ngày kỳ Lễ Lều Tạm
(Giăng 7:2, 14, 37-39)

Trái với giao ước cũ được Đức Chúa Trời tuyên bố bằng giọng tiếng trang nghiêm trong sự vinh quang tại núi Sinai, thì giao ước mới lại được lập ra một cách lặng lẽ tại phòng cao của Mác. Vì vậy, cho đến ngày nay hầu hết các Cơ Đốc nhân không chú ý mấy đến giao ước mới mà chỉ dành sự quan tâm đến giao ước cũ. Song, được chép rằng giao ước mới là lời báo cáo từ trên trời (Hêbơrơ 12:25). Nếu muốn trở thành người dân của Đức Chúa Trời được ghi tạc vào lòng luật pháp của Đức Chúa Trời và đi vào Nước Thiên Đàng thì phải giữ gìn giao ước mới là luật pháp mà Đức Chúa Jêsus đã lập nên và làm gương, tức là luật pháp của Đấng Christ.

FacebookTwitterEmailLineMessage
Bài viết liên quan
Trở lại

Site Map

사이트맵 전체보기