Công việc của Đức Chúa Jêsus Christ |
Tin Lành, công việc, sự dạy dỗ

7767 읽음

Công việc Tin Lành của Đức Chúa Jêsus, tức Đấng Christ đến theo lời tiên tri trong Kinh Thánh không hề dễ dàng. Như lời tiên tri trong sách Êsai rằng “Đức Chúa Trời là hòn đá vấp ngã, vầng đá vướng mắc cho cả hai nhà Ysơraên” (Êsai 8:13-15), Đức Chúa Jêsus đã đến trong hình dáng bình phàm mà loài người không dễ dàng nhận biết được, nên Ngài đã phải chịu nhiều sự bắt bớ và sỉ nhục. Chỉ một số ít môn đồ tiếp nhận Đức Chúa Jêsus một cách quý trọng như đá nền của sự cứu rỗi. Thế nhưng, Đức Chúa Jêsus đã dâng mình vì sự cứu rỗi của thế gian cho đến cuối cùng. Công việc của Đức Chúa Jêsus được ghi chép trong Kinh Thánh chứa đựng y nguyên tình yêu thương sâu thẳm của Đấng Christ cùng lời dạy dỗ về sự cứu rỗi.

Đức Chúa Jêsus bắt đầu công việc Tin Lành

Công việc Tin Lành của Đức Chúa Jêsus được bắt đầu từ sau khi Ngài chịu phép Báptêm bởi Giăng Báptít (Mác 1:1-9). Khi Bônxơ Philát làm quan tổng đốc xứ Giuđê và Hêrốt Antiba đang cai trị xứ Galilê, Giăng đã làm Báptêm về sự ăn năn tội cho nhiều người và rao giảng về Đấng Christ, là Đấng đến sau mình (Luca 3:1-6). Sau đó, khi Đức Chúa Jêsus đến cùng mình để chịu phép Báptêm, thì Giăng đã làm chứng rằng Đức Chúa Jêsus chính là Đấng Christ mà người dân đang trông đợi.

Sau khi chịu phép Báptêm, Đức Chúa Jêsus đi đến nơi đồng vắng và cầu nguyện kiêng ăn trong suốt 40 ngày. Sau đó, Ngài đã chịu ma quỉ cám dỗ bởi việc ăn uống, thử thách năng lực Ðức Chúa Trời, sự giàu sang và vinh quang của thế gian. Đức Chúa Jêsus kiên quyết đẩy lùi sự cám dỗ của ma quỉ bằng lời Kinh Thánh mà phán rằng “Người ta sống chẳng phải chỉ nhờ bánh mà thôi, song nhờ mọi lời nói ra từ miệng Ðức Chúa Trời”, “Ngươi đừng thử Chúa, là Ðức Chúa Trời ngươi”, “Ngươi phải thờ phượng Chúa là Ðức Chúa Trời ngươi, và chỉ hầu việc một mình Ngài mà thôi” (Mathiơ 4:1-11). Từ đó, Ngài bắt đầu truyền bá Tin Lành Nước Thiên Đàng bằng cách kêu lên rằng “Hãy ăn năn”.

“… Từ lúc đó, Đức Chúa Jêsus khởi giảng dạy rằng: Các ngươi hãy ăn năn, vì nước thiên đàng đã đến gần.” Mathiơ 4:12-17

Công việc Tin Lành của Đức Chúa Jêsus

Gắng sức truyền đạo

Trên mé biển Galilê, Đức Chúa Jêsus đã kêu gọi người đánh cá Phierơ, Anhrê, Giacơ và Giăng làm môn đồ của Ngài. Kể từ đó, Ngài đi khắp xứ Galilê cùng với họ, chữa lành mọi thứ tật bệnh trong dân và dang tay cứu rỗi những người bị coi khinh (Mathiơ 4:23-25).

Nhiều người đã nhóm lại để nghe tin tức về Đức Chúa Jêsus. Đức Chúa Jêsus đã dạy dỗ cho họ tám điều phước lành mà Cơ Đốc nhân được hưởng và phương pháp để đi vào Nước Thiên Đàng (Mathiơ chương 5-6). Ngài đã làm thức tỉnh rằng mặc dù bị bắt bớ trên đất này, nhưng việc được xưng là con của Đức Chúa Trời và được đi vào Nước Thiên Đàng vinh hiển chính là phước lành thật sự. Ngài đã dạy dỗ rằng phải coi chừng tiên tri giả và phán rằng để được đi vào Nước Thiên Đàng thì phải làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời chứ đừng làm điều trái luật pháp (Mathiơ 7:15-23). Vì những lời này được Ngài ban cho ở trên núi nên được gọi là “Bài giảng trên núi”.

Lời dạy dỗ của Đức Chúa Jêsus khác với thường thức tín ngưỡng của những người Giuđa đương thời ở nhiều mặt. Thế nhưng, trước lòng nhiệt thành rao giảng Tin Lành không ngừng nghỉ của Đức Chúa Jêsus, họ đã ngạc nhiên về quyền năng cùng sự dạy dỗ đầy ân huệ của Đức Chúa Jêsus, nên những người đi theo Ngài ngày càng đông.

Bị bắt bớ

Càng có nhiều người lắng tai nghe lời Đức Chúa Jêsus, thì sự phỉ báng và cản trở chống lại Ngài càng trở nên nghiêm trọng. Những người Pharisi phỉ báng rằng Đức Chúa Jêsus phạm ngày Sabát và cậy phép chúa quỉ mà trừ quỉ. Những người Naxarét định xô Đức Chúa Jêsus khỏi vách đá cho Ngài rơi xuống, còn những người Giuđa đã lượm đá định ném Ngài. Họ đã chỉ nhìn trông Đức Chúa Jêsus bằng tầm mắt xác thịt, nên họ không ngừng đối nghịch và bắt bớ Ngài.

“Ta với Cha là một. Người Giuđa lại lượm đá đặng ném Ngài. Ðức Chúa Jêsus phán rằng: Ta đã làm trước mắt các ngươi lắm việc lành bởi Cha đến; vì việc chi mà các ngươi ném đã ta? Người Giuđa trả lời rằng: Ấy chẳng phải vì một việc lành mà chúng ta ném đá ngươi, nhưng vì lỗi lộng ngôn: Ngươi là người, mà tự xưng là Ðức Chúa Trời.” Giăng 10:30-33

Thiết lập giao ước mới

Ngay cả trong sự khó khăn và bắt bớ, Đức Chúa Jêsus vẫn không ngừng truyền đạo. Mặt khác, Đức Chúa Jêsus đã cho thấy tấm gương giữ lễ trọng thể theo luật pháp mới, tức là luật pháp của Đấng Christ, chứ không phải luật của Môise trong thời đại Cựu Ước. Vào ngày Sabát, thay vì đổ huyết của thú vật để dâng tế lễ, thì Ngài lại giảng luận và thờ phượng trong nhà hội (Luca 4:16-19). Ngài đã truyền đạo vào Lễ Lều Tạm, và ban xuống nước sự sống, tức là phước lành của Thánh Linh cho người nào tin Ngài (Giăng 7:2, 37-39).

Vào Lễ Vượt Qua cuối cùng Ngài giữ cùng với các môn đồ, Ngài đã lập ra nghi thức tiệc thánh bởi bánh và rượu nho. Ngài phán rằng bánh và rượu nho của Lễ Vượt Qua chính là thịt và huyết Ngài, cũng như hứa ban sự tha tội và sự sống đời đời cho những người ăn bánh và uống rượu nho ấy (Mathiơ 26:19, 26-28, Giăng 6:53-54). Cũng đã được chép rằng Lễ Vượt Qua là “giao ước mới” được lập bởi huyết của Đức Chúa Jêsus (Luca 22:20). Ngày hôm sau, Đức Chúa Jêsus đã hoàn thành giao ước mới bởi sự hy sinh đổ huyết trên thập tự giá. Nhờ đó, luật pháp của Môise là “luật pháp định tội”, đã được thay đổi hoàn toàn thành luật pháp của Đấng Christ là “luật pháp ban sự sống”.

Sự dạy dỗ của Đức Chúa Jêsus

Sự dạy dỗ của Đức Chúa Jêsus, là Đấng đã một mực hiến thân trong việc rao truyền Tin Lành Nước Thiên Đàng trong suốt ba năm giống như ngọn đèn soi dẫn con đường đến Nước Thiên Đàng. Người nào vâng phục theo sự dạy dỗ của Đức Chúa Jêsus và vâng giữ lẽ thật giao ước mới thì mới có thể đi vào Nước Thiên Đàng.

Thế giới linh hồn và Nước Thiên Đàng

Đức Chúa Jêsus đã làm thức tỉnh về thế giới linh hồn đối với những người đang sống mà chỉ nhìn vào thế giới thấy được trên đất này. Đa số những người Giuđa đương thời đều nghĩ rằng phước lành của Đức Chúa Trời là được sống lâu và hưởng sự vinh hoa phú quý. Tuy nhiên, phước lành mà Đức Chúa Jêsus nhắc đến lại khác với quan niệm của họ. Đức Chúa Jêsus đã bày tỏ về sự tồn tại của linh hồn vượt qua khỏi sự chết phần xác thịt, và cũng cho biết về Nước Thiên Đàng, là quê hương phần linh hồn mà chúng ta sẽ trở về trong tương lai. Hơn nữa, Ngài cũng cảnh báo về sự phán xét của Đức Chúa Trời sẽ xảy đến sau khi chết, và dạy dỗ rằng phải tìm kiếm phần thưởng trên Nước Thiên Đàng, tức là phước lành phần linh hồn chứ không phải phước lành mang tính vật chất (Mathiơ 10:28, Luca 16:19-24).

Mối quan hệ giữa Đức Chúa Trời và các thánh đồ

Một vài câu Kinh Thánh Cựu Ước biểu hiện Đức Chúa Trời là Cha, nhưng hầu hết đều biểu hiện Đức Chúa Trời là Chúa hoặc Vua. Sự nhận thức về mối quan hệ phục tùng giữa chủ tớ hoặc giữa vua và dân sự được nhấn mạnh trong mối quan hệ giữa Đức Chúa Trời và người dân Ysơraên. Song, Đức Chúa Jêsus đã gọi Đức Chúa Trời là “Cha chúng tôi” ở trên trời. Những người không hài lòng với việc Đức Chúa Jêsus gọi Đức Chúa Trời là Cha thì phỉ báng rằng Đức Chúa Jêsus đã tự nâng mình lên và coi mình đồng đẳng với Đức Chúa Trời. Thế nhưng, trong suốt quá trình làm công việc Tin Lành, Đức Chúa Jêsus đã dạy dỗ cho các môn đồ rằng Đức Chúa Trời là Cha phần linh hồn (Mathiơ 6:9, 23:9, Giăng 17:1-2, 21:17). Các thánh đồ đã nhận thức được rằng mình là con cái của Đức Chúa Trời.

Sự nhu mì và khiêm nhường

Đức Chúa Jêsus đã thực tiễn và nhấn mạnh sự nhu mì và khiêm nhường (Mathiơ 11:29). Các nhà lãnh đạo tôn giáo đương thời coi việc được người dân hầu việc là điều đương nhiên. Nhưng đích thân Đức Chúa Jêsus đã tự hạ mình xuống dù Ngài vốn là Đức Chúa Trời chí cao (Philíp 2:5-8). Ngài đã ban sự dạy dỗ về sự cứu rỗi cho cả những người thâu thuế và kẻ có tội, là những người bị người Giuđa xem thường. Và cũng dạy dỗ rằng những người khiêm tốn như con trẻ sẽ được đi vào Nước Thiên Đàng (Mathiơ 18:1-4).

Bài viết liên quan
Trở lại

Site Map

사이트맵 전체보기